Đua xe

Tìm hiểu những cải tiến khoa học đỉnh cao trên đồ bảo hộ của tay đua F1

Môn thể thao tốc độ cao hấp dẫn nhất hành tinh với sự hội tụ của những phép tính khoa học chính xác nhất. Đua xe Công thức 1 là nơi người hâm mộ gửi gắm tình yêu với những màn đua gay cấn nhất lịch sử thể thao tốc độ. Mỗi trận đua diễn ra là một mức kinh phí khủng lại trình làng. Chính bởi vì thế nên đua xe Công thức 1 cũng được xem là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới. Mỗi chiếc xe đua hay bộ đồ bảo hộ của các tay đua F1 mặc trên người cũng là những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực đua tốc độ. Mà bạn biết rồi đấy, chạy theo nâng cấp khoa học chính là những khoản tốn kém mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng được.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đặc biệt dành “đất” cho những bộ đồ bảo hộ thần kì được thiết kế riêng để chống chịu với áp lực khủng khiếp của không khí ma sát khi các tay đua băng băng trên đường đua. Bạn biết được bao nhiêu thông tin về bộ đồ kì diệu này? Hãy cùng chúng tôi điểm qua ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đồ bảo hộ F1 được thiết kế dành riêng cho tốc độ

Đồ bảo hộ

Để đảm bảo an toàn khi điều khiển “mũi tên bạc”, các tay đua F1 phải sử dụng những bộ trang phục bảo hộ. Được chế tạo riêng cho môn thể thao tốc độ và đầy mạo hiểm này.

Vào những năm đầu tiên khi F1 mới bắt đầu khởi tranh, các tay đua còn sử dụng những trang phục đơn thuần. Khi điều khiển những chiếc xe đạt tới tốc độ 300km/h mà không hề quan tâm tới vấn đề an toàn. Thế nhưng, một sự cố đã xảy ra vào năm 1976 khi chiếc xe của tay đua nổi tiếng Nicky Lauda bốc cháy. Từ đó, vấn đề bảo hộ cho các tay đua trong những trường hợp tương tự bắt đầu được quan tâm. Và thế là bộ áo liền quần có khả năng chống cháy trở thành trang phục bắt buộc dành cho các tay đua mỗi khi điều khiển “mũi tên bạc”.

Cấu tạo của đồ bảo hộ cho tay đua F1

Áo liền quần được may từ vải sợi Nomex. Loại vải được dệt tổng hợp gồm nhiều thành phần khác nhau để tạo nên độ bền cao, chắc chắn. Không thấm nước mềm và thoáng khí khi mặc. Chính việc phát minh ra loại vải này đã cứu mạng sống của nhiều lính cứu hỏa; phi công và các vận động viên đua xe thể thao. Các bộ trang phục bảo hộ được may từ nhiều lớp. Nó cũng liên tục được cải tiến bởi nhà sản xuất năm này qua năm khác nhằm bảo đảm tối đa sự an toàn cho các tay đua.

Những bộ đồ kì diệu

Chống cháy lên đến hơn 1000 độ C

Sau rất nhiều cải tiến và thử nghiệm mới; bộ áo liền quần của các tay đua F1 ngày nay có thể chịu nhiệt độ lên tới hơn 1000 độ C. Tức là lớn hơn cả nhiệt độ cao nhất mà các đám cháy gây ra. Sau mỗi đám cháy, bộ áo bảo hộ này là thứ đầu tiên cứu sống các tay đua. Theo tính toán, khi mặc quần áo bảo hộ; họ có ít nhất 11 giây để nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy. Mà không chịu bất cứ ảnh hưởng nào bởi nhiệt độ bên ngoài.

Thiết bị an toàn HANS

Bên cạnh bộ quần áo bảo hộ; một thiết bị an toàn khác mà các tay đua bắt buộc phải sử dụng là HANS. Nó chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Về cơ bản, Hans là một miếng tựa vai được làm từ vật liệu cacbon. Miếng tựa cacbon này được nối liền với mũ bảo hiểm. Để khi nếu có xảy ra tai nạn, HANS sẽ làm giảm đi phần lớn chấn thương cho cổ. Bằng cách hạn chế tối đa chuyển động mạnh xảy ra với đầu các tay đua khi có va chạm lớn. Theo tính toán, HANS làm giảm 46% khoảng cách di chuyển của cổ và giảm 86% lực tác động vào đốt sống. Có thể nói, đây là một thiết kế ngoạn mục đối với các tay đua nói riêng. Và môn thể thao đua xe F1 nói chung.

HANS

Mũ bảo hiểm được chế tạo kĩ càng

Bên cạnh quần áo bảo hộ và HANS; một thứ không thể thiếu và được coi là quan trọng nhất với các tay đua chính là chiếc mũ bảo hiểm. Được chế tạo kĩ càng và trải qua những giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Với khả năng chịu lực cực tốt và chịu nhiệt lên đến 800 độ C. Mũ bảo hiểm là thiết bị mang lại sự an toàn cao nhất trong môn đua xe Công thức 1.

Vật liệu chế tạo mũ

Được chế tạo từ 17 lớp vật liệu. Từ lớp vành làm bằng magie. Đai làm từ titan siêu nhẹ đến màng lọc sợi cacbon. Tất cả đều phải thiết kế một cách hoàn hảo để đảm bảo tối đa sự an toàn cho các tay đua. Không chỉ chứa nhiều lớp vật liệu; những chiếc mũ bảo hiểm còn phải được thiết kế làm sao để giảm thiếu tối đa khối lượng của nó. Qua đó tạo cảm giác tốt nhất trong quá trình thi đấu. Theo tính toán; những chiếc mũ bảo hiểm được sử dụng trong môn đua xe F1 ngày nay có khối lượng khoảng 1,25 kg.

Mũ bảo hiểm F1

Hệ thống nâng cấp của mũ

Bên cạnh khả năng chịu va đập và chịu nhiệt hoàn hảo. Những chiếc mũ bảo hiểm còn được trang bị hệ thống thông gió và cấp khí được thiết kế hết sức khoa học. Bề mặt kính chắn gió chỉ dày 3mm để đảm bảo nhãn lực cho các tay đua. Nhưng vẫn phải đạt đến độ chắc chắn tuyệt đối. Ngoài ra, mỗi chiếc mũ còn được trang bị hệ thống cách âm tuyệt đối. Cùng một màn hình nhỏ để các tay đua nắm được chặng đua và quãng đường của mình.

Không chỉ là thiết bị mang tính chất bảo vệ; những chiếc mũ bảo hiểm còn là thứ để khán giả nhận ra các tay đua. Những tay đua F1 được quyền quyết định hình thức chiếc mũ bên ngoài. Để tạo nên đặc trưng riêng cho mình. Hoặc đơn giản hơn là chèn lên đó những biển quảng cáo.

Sprint Qualifying được kì vọng mang lại làn gió mới trong đua xe F1

Với tình trạng ngày càng nhiều những thể loại thể thao mới ra đời, nhất là mục Thể thao Điện tử (Esport) vô cùng mới lạ và thu hút thì những môn thể thao đã có từ lâu đời dễ rơi vào tình trạng “thiếu vắng người theo dõi”. Điển hình trong đó là hạng mục đua xe F1. Bởi vì những cách thức đua đã được quy định từ rất lâu, lịch sử của môn thể thao này cũng ghi dấu rất nhiều chặng đua kinh điển. Thế nhưng một sự thật là lượng người theo dõi đua xe F1 ngày càng giảm. Bất cứ gì cũng phải cải tiến để trở nên hấp dẫn hơn, và đua xe F1 cũng vậy. Hạng mục “Sprint Qualifying” được tạo ra và được kì vọng sẽ mang lại làn gió mới trong đua xe F1.

Trước tình hình khó khăn như hiện nay, nếu muốn tồn tại và phát triển, các môn thể thao ngoài trình diễn được khả năng đỉnh cao, còn phải thực sự thu hút được người xem yêu thích. “Phân hạng nhanh” Sprint Qualifying được tạo ra nhằm nhắm đến các phân mục khán giả yêu thích đua xe F1 nhưng có ít thời gian theo dõi. Liệu mô hình này có thành công như mong đợi?

Thể thức thi Sprint Qualifying

Trong giai đoạn tiếp theo của mùa giải F1 năm 2021 sẽ chứng kiến sự thay đổi mới đáng chú ý về cách thức tổ chức một chặng đua, với sự ra mắt của lượt chạy Phân hạng nhanh (Sprint Qualifying) mới. Sự thử nghiệm này nhằm mang đến một trải nghiệm F1 phong phú mới mẻ hơn cho người hâm mộ. Dưới đây là những thông tin chi tiết về Sprint Qualifying sắp tới sẽ được đưa vào áp dụng.

Đường đua F1

Sprint Qualifying kéo dài tầm 30 phút

Sprint Qualifying sẽ được tổ chức dưới dạng một cuộc đua ngắn với quãng đường khoảng hơn 100 km. Kéo dài trong 25-30 phút. Nó được thiết kế để mang đến cuộc đua ngắn nhưng có nhịp độ nhanh với những chiếc xe thể hiện hết khả năng của mình mà không yêu cầu phải pit-stop. Điểm thưởng sẽ được trao cho top 3 tay đua xuất sắc nhất. 3 điểm cho người chiến thắng. 2 điểm cho vị trí thứ 2 và 1 điểm cho người đứng hạng 3.

Nhận cúp khi chiến thắng

Đặc biệt sẽ không có lễ ăn mừng podium bởi vinh dự đó sẽ là đặc quyền cho ba tay đua nhanh nhất trong Grand Prix ngày Chủ nhật. Tuy nhiên cũng giống như sau lượt chạy phân hạng khi tay đua giành pole được nhận một chiếc lốp Pirelli với kích cỡ nhỏ hơn như 1 giải thưởng ghi nhận thành tích ở khu vực Parc Ferme (khu vực trong pit-lane mà các chiếc xe đỗ sau khi kết thúc lượt chạy phân hạng và cuộc đua chính); người chiến thắng Sprint Qualifying sẽ nhận được “cúp” với tinh thần tương tự.

Thứ tự về đích của cuộc đua Sprint Qualifying sẽ là vị trí xuất phát cho các tay đua trong cuộc đua quan trọng ngày Chủ nhật – Grand Prix, với thể thức không đổi. Thủ tục xuất phát trước thềm Sprint Qualifying sẽ được rút gọn đi. Giới truyền thông và khách mời vẫn được xuất hiện trên vạch xuất phát. Tất nhiên là chỉ khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Nhưng ban tổ chức sẽ không cử quốc ca của quốc gia tổ chức Grand Prix giống ngày Chủ nhật.

Vai trò của Sprint Qualifying

Vai trò của Sprint Qualifying

Lượt chạy kéo dài trong 1 giờ đồng hồ. Được chia thành Q1, Q2 và Q3 đã chứng kiến không ít bất ngờ trong nhiều năm qua, tiếp tục là một phần không thể thiếu của một chặng đua. Lượt chạy này theo hình thức mới sẽ được chuyển sang tổ chức thứ 6. Mang lại sự hứng thú lớn hơn từ người hâm mộ cũng như các đội đua ngay từ ngày thi đấu đầu tiên của chặng đua.

Theo kế hoạch lượt chạy sẽ được tổ chức muộn hơn so với thông thường nhằm phục vụ người hâm mộ phải làm việc các ngày trong tuần. Luật về lốp sử dụng cũng sẽ thay đổi khi các tay đua sẽ chỉ được phép chạy lốp Soft cho lượt chạy phân hạng. Chính vì thế, họ sẽ được tự do lựa chọn lốp xuất phát cuộc đua ngày Chủ nhật thay vì phải chạy lốp họ sử dụng để vượt qua Q2.

Các lượt chạy Practice có những điều chỉnh gì?

Sẽ chỉ có hai lượt chạy Free Practice kéo dài 1 tiếng cho mỗi lượt. FP1 sẽ diễn ra vào thứ 6, thời gian muộn hơn do lượt chạy phân hạng sau đó cũng được đẩy lùi xuống. Tại đây mỗi đội sẽ được dùng 2 bộ lốp trong tổng số 12 bộ cho cả chặng. Đã bị giảm 1 bộ so với hiện tại do tổng thời gian chạy trong 3 ngày được rút ngắn lại.

Phân tích hiệu năng

Là cuộc đua ngắn

Họ phải để dành riêng cho lượt chạy phân hạng 5 bộ Soft và cuộc đua chính 2 bộ tuỳ theo lựa chọn. Dự kiến các đội sẽ dùng một bộ Hard để set-up cơ bản cho xe. Và một bộ Medium/Soft để phân tích hiệu năng xe. Các chiếc xe sẽ vào giai đoạn Parc Ferme. Giống như niêm phong xe; không được điều chỉnh/ thay đổi những chi tiết quan trọng trên xe sau FP1. Và sẽ được “thả” cho FP2, diễn ra vào sáng thứ 7.

Lốp xe được sử dụng

Họ được phép sử dụng một bộ lốp tuỳ chọn ở lượt chạy này. Sau đó xe được tiếp tục vào trạng thái Parc Ferme trước thềm Sprint Qualifying trước khi vào môi trường “cách ly” cho đến cuộc đua chính ngày Chủ nhật. Nếu FP1 hay Phân hạng diễn ra trong điều kiện ẩm ướt; các đội sẽ có thêm 1 bộ lốp Intermediate nhưng phải trả bộ đã qua sử dụng trước Sprint Qualifying. Nếu trời mưa trong Sprint Qualifying; các đội sẽ phải trả lại một bộ lốp Intermediate đã sử dụng sau khi kết thúc để đổi lấy một bộ lốp mới.

Phân tích Parc Ferme chi tiết

Luật cấm các đội thay đổi các thành phần/chi tiết quan trọng của xe trong Parc Ferme. Để ngăn chặn ý đồ thiết kế một chiếc xe “chuyên” đua phân hạng. Cũng như giới hạn thời gian làm việc để chuẩn bị cho xe trong ngày kế tiếp. Tuy nhiên luật vẫn cho phép thay đổi một vài chi tiết đối với cấu trúc xe. Để lượt chạy FP2 trở nên hiệu quả hơn. Danh sách đầy đủ các chi tiết sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất.

Điều chỉnh phanh

Đua xe Sprint Qualifying

Vì lý do an toàn, các đội có thể thay thế phần ma sát khi hãm phanh với một chi tiết mới. Tương tự với cái được sử dụng trong Phân hạng và Sprint Qualifying trước thềm cuộc đua chính. Ống phanh (brake ducts) cũng được thay thế. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh hệ thống làm mát động cơ (power unit). Và hộp số nếu nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi đáng kể. Tăng/giảm ít nhất 10 độ C dựa trên dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ về thời tiết được FIA phê duyệt. Việc phân bổ khối lượng được điều chỉnh.

Các chi tiết khác

Nếu cánh gió bị hư hại trong Sprint Qualifying mà đội đua không còn dự trữ phần cánh gió phiên bản mới nhất nào. Họ có thể sử dụng phiên bản cũ hơn mà không phải nhận án phạt. Nếu thay đổi từ trước thời điểm đó, bất kể là phiên bản cũ hay mới cũng sẽ phải chịu phạt. Thời gian giữa lượt chạy Phân hạng và Sprint Qualifying, các đội được phép thay đổi hoặc điều chỉnh các bộ phận; chi tiết của hệ thống treo – lò xo và bộ giảm chấn. Hoặc thay đổi camber (góc bánh xe), TOE (độ chụm/choãi). Hoặc chiều cao của hệ thống treo được quy định trong Điều 10.3 của Quy chuẩn kỹ thuật.

Sprint Qualifying được kỳ vọng trong tương lai

Sprint Qualifying được kỳ vọng trong tương lai

FIA và F1 dự kiến thử nghiệm hình thức đua mới trong 3 chặng mùa giải 2021. Trong đó có 2 chặng châu Âu và một chặng ở khu vực khác. Sự kiện đầu tiên ra mắt Sprint Qualifying là tại trường đua Silverstone, Anh vào giữa tháng 7. Sau đó theo những tin đồn, Monza và Interlagos là hai địa điểm còn lại được lựa chọn. Đây đều là những trường đua tốc độ cao. Sẽ giúp ích rất nhiều để mô hình này có thể “toả sáng”.

Nếu thử nghiệm thành công, ý tưởng tương lai là sẽ áp dụng ở một số chặng đua thay vì ở tất cả Grand Prix. Tất cả sẽ còn được quyết định phụ thuộc vào phản hồi từ các bên trong thời gian tới. Hy vọng sự thay đổi này sẽ mang đến một điều mới mẻ. Bởi làng đua xe F1 thế giới hiện đang dần trở nên “kém sức hút” với khán giả.

Monaco GP là trái tim của giải đấu đua xe tốc độ cao F1

Môn thể thao nào cũng có nơi biểu tượng. Dùng để tượng trưng mà chỉ cần nhắc đến nó thôi là chúng ta sẽ tự động nhớ đến hình ảnh môn thể thao ấy. Trên thế giới có nhiều môn thể thao khác nhau, gắn với từng môn cũng có rất nhiều địa điểm nổi tiếng. Và với những tay đua đam mê tốc độ của đường đua F1, thì Monaco trở thành trái tim của giải đấu đua xe tốc độ cao mà mọi người biết đến. Lịch sử của đường đua F1 cũng đã được hình thành rất lâu trong tâm trí của người yêu thể thao nói chung và người hâm mộ đua xe F1 nói riêng. Tất cả đều nhất trí đồng ý rằng Monaco GP là một giải đua xe quan trọng nhất, là trọng điểm của đua xe F1 thế giới.

Ngày nay nhiều đường đua, giải đua F1 đã được tổ chức rộng khắp thế giới. Thế nhưng trong trái tim người hâm mộ, Monaco GP vẫn mãi là khởi nguồn của niềm đam mê tốc độ. Cùng Báo Thể Thao 24h tìm hiểu thông tin về Monaco GP và những điều liên quan đến đua xe F1 trong bài viết dưới đây nhé.

Thông tin sơ lược về Monaco

Đường đua Monaco

Trong thể thao, nhắc tới bóng đá, hình ảnh đầu tiên mà mọi người nghĩ tới sẽ là sân vận động Wembley tại London. Còn đối với bộ môn tennis, đó sẽ là sân Centre Court tại Wimbledon. Và với F1, chúng ta không thể không nhắc tới Monaco.

Grand Prix de Monaco hay Monaco GP là một sự kiện F1 thường niên vào cuối tháng 5. Đây là giải đấu hào nhoáng và danh giá nằm trong “Triple Crown of Motorsport” cùng với giải Indianapolis 500 và Le Mans. Cho tới thời điểm hiện tại, Graham Hill là người duy nhất hoàn thành được Triple Crown. Juan Pablo Montoya và Fernando Alonso là 2 tay đua hiện vẫn đang thi đấu và đã hoàn thành 2 trong tổng số 3 sự kiện.

Antony Noghès là người sáng lập Monaco GP vào năm 1929. Ông còn là người đề nghị áp dụng cờ ca rô khi kết thúc cuộc đua. Do những cuộc đua mang tên Grand Prix ngày một nhiều hơn, Association Internationale des Automobiles Clubs Reconnus (AIACR – tên gọi đầu tiên của FIA) đã quyết định cuộc đua quan trọng nhất của các câu lạc bộ ô tô quốc gia trực thuộc được gọi là International Grand Prix, hay Grandes Épreuves.

Con đường lịch sử của Monaco

Đường đua lịch sử

Năm 1933, Monaco chính thức xếp ngang hàng với GP Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha. Monaco GP năm 1993 cũng là cuộc đua đầu tiên áp dụng phương pháp phân hạng bằng thời gian thay vì bốc thăm như trước đó. Sự kiện năm 1949 đã bị hủy do cái chết của Hoàng tử Louis đệ nhị. Cuộc đua tiếp tục vào năm 1950 khi kỉ nguyên F1 hiện đại bắt đầu. Sau 4 năm không được tổ chức, Monaco GP trở lại vào năm 1955, bắt đầu cho chuỗi 65 năm liên tiếp cuộc đua được tổ chức.

Kỉ nguyên của Graham Hill

Những năm 60 của thế kỉ trước là kỉ nguyên của Graham Hill. Ông có tất cả 5 chiến thắng tại Monaco. Và được mệnh danh là “Mr. Monaco” (Quý ngài Monaco); hay “King of Monaco” (Nhà vua xứ Monaco). Bao gồm: 3 năm liên tiếp từ năm 1963 đến năm 1965, năm 1968 và chiến thắng cuối cùng trong sự nghiệp của ông vào năm 1969.

Là đường đua của Alain Prost và Ayrton Senna

Trong những năm từ năm 1984 đến năm 1993 là thời đại của 2 tay đua được cho là tài năng nhất khi ấy. Đó là Alain Prost và Ayrton Senna. Senna hiện là người có nhiều chiến thắng nhất tại Monaco GP. Với 5 lần liên tiếp từ năm 1989 đến năm 1993. Và Prost chỉ có tổng cộng 4 chiến thắng. Với 3 lần liên tiếp từ năm 1984 đến năm 1986 và năm 1988.

Ayrton Senna

Năm 2020 không được tổ chức

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, FIA thông báo Monaco GP 2020 sẽ được lùi lịch để phòng chống sự lây lan của vi-rút. Nhưng cùng ngày sau đó, câu lạc bộ ô tô quốc gia trực thuộc của Monaco – Automobile Club de Monaco – xác nhận rằng cuộc đua đã bị hủy. Khiến năm 2020 là lần đầu tiên mà Grand Prix không được tổ chức ở Monaco.

Đường đua đồng hành cùng những tay đua huyền thoại

Circuit de Monaco là đường đua nằm trên đường phố của Monte Carlo và La Condamine. Đường đua được sử dụng trong 2 tuần trong tháng 5 cho Monaco GP của F1, Monaco ePrix vào các năm lẻ và Historic Grand Prix of Monaco vào các năm chẵn. Diễn biến của dịch Covid-19 cũng đã khiến Historic Grand Prix of Monaco hoãn cho đến tháng 4 năm 2021.

Là một đường đua trên đường phố. Kiểu dáng có lẽ không hề được thay đổi từ cuộc đua đầu tiên năm 1929. Tổng cộng đã có 6 lần chỉnh sửa để đảm bào an toàn cho cuộc đua. Hiện nay, đây là đường đua có chiều dài 1 vòng đua ngắn nhất trên lịch F1. Chỉ 3,337 km, và có tổng cộng 19 góc cua.

Ghi dấu nhiều tay đua huyền thoại

Các tay đua sẽ phải hoàn thành 78 vòng đua với tổng quãng đường là 206,286 km. Duy nhất 1 khu vực DRS được FIA thiết lập cho đường đua này tại đoạn thẳng xuất phát/về đích. Thời gian 1 vòng chạy nhanh nhất là 1 phút 14,26 giây do Max Verstappen thiết lập năm 2018.

Đường đua lý tưởng

Loại hợp chất mềm nhất – C5 – sẽ được ra mắt trong bộ lốp Soft cho chặng đua tới đây. Cùng với đó là C3 cho lốp Hard và C4 cho lốp Medium. Monaco là nơi có chiều dài 1 vòng ngắn nhất, tốc độ trung bình thấp nhất, tốc độ qua những góc cua chậm nhất và những góc cua nối tiếp nhau liên tục. Do đó, những bộ lốp mềm hơn sẽ nhanh chóng được làm nóng tới nhiệt độ hoạt động lí tưởng.

Chặng đường sắp tới

Cuộc đua sắp tới sẽ có sự khác biệt khi phiên đua thứ 6 truyền thống được rời sang thứ 5. Một đợt nghỉ lễ của các ngân hàng diễn ra trùng với thời điểm diễn ra Monaco GP. Cuộc đua không diễn ra vào thứ 6 sẽ là cơ hội cho các cửa hàng; các doanh nghiệp cũng như các khách sạn có thể bổ sung hàng hóa; nhu yếu phẩm khi đường phố không được sử dụng cho cuộc đua giúp họ hoạt động tối đa năng suất trong suốt 4 ngày bận rộn sắp tới.

Chặng đường sắp tới của Monaco GP

Một cuộc đua mang tính biểu tượng như Monaco GP sẽ là cơ hội tốt để kỉ niệm những điều đặc biệt. Đối với đội đua McLaren; những chiếc xe của họ sẽ được khoác lên bộ “đồng phục” khác. Thiết kế với 2 màu là màu cam và màu xanh đặc trưng của đối tác chiến lược Gulf Oil. Bước vào cuộc đua Grand Prix thứ 750; 100 người hâm mộ may mắn của đội đua Williams được lựa chọn sẽ có tên trên chiếc FW43B cuối tuần này.

Chờ đợi những chiến thắng

Cuộc đấu giữa Lewis Hamilton và Max Verstappen sẽ tiếp tục diễn ra. Cả hai đều có thể giành chiến thắng khi mà người còn lại giành vị trí pole. Nhưng mọi chuyện sẽ khác ở Monaco. Đường phố chật hẹp hơn so với đường đua khác. Cho nên việc vượt lên sẽ rất khó khăn. Vậy nên ai thể hiện tốt trong phiên phân hạng và xử lí tốt hơn ở khúc cua đầu tiên của cuộc đua sẽ có lợi thế rất lớn.

Từ giã sự nghiệp làm tay đua xe đạp đỉnh cao vì chịu nhiều áp lực

Trong tất cả các ngành nghề, ở đâu cũng tồn tại áp lực công việc. Áp lực khiến cuộc sống của mỗi người trở nên căng thẳng và khó khăn hơn rất nhiều. Người bình thường đã như thế, những vận động viên hay tuyển thủ chuyên nghiệp cũng vậy. Trong thể thao, áp lực vô hình là rất lớn. Áp lực tập luyện, áp lực thành tích, tất cả mọi thứ khiến quá trình chạm đến đỉnh vinh quang trở nên chông gai và quá nhiều thử thách. Môn đua xe đạp đỉnh cao có thể là một ví dụ điển hình cho tình trạng áp lực này. Ngày càng có nhiều tay đua từ bỏ đường đua vinh quang của mình dù đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Tâm lý con người trở nên yếu ớt khi chúng ta lo sợ. Áp lực từ những cuộc đua khiến những tay đua này cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Chính vì thế nên từ giã đường đua cũng là một hành động không hề nghi ngờ gì cũng sẽ sớm xảy ra. Nhưng đáng chú ý là ngày càng nhiều những trường hợp giống thế. Nó khiến chúng ta không thể không nhìn lại tình trạng thật sự của các tay đua hiện đang gặp phải.

Tom Dumoulin tuyên bố giã từ sự nghiệp đua xe đạp

Tom Dumoulin

Ngày càng nhiều tay đua quyết định từ bỏ sự nghiệp do gặp khủng hoảng tâm lý và những áp lực từ các cuộc đua xe đạp. Cuối tháng 1/2021, Tom Dumoulin bất ngờ tuyên bố chia tay sự nghiệp đua xe đạp và ngay lập tức rời trại huấn luyện của đội Jumbo-Visma. Tay đua người Hà Lan công bố quyết định không lâu sau khi được giao vị trí thủ lĩnh của đội ở Tour de France 2021. Trong làng đua xe đạp đỉnh cao, Dumoulin từng đoạt Áo hồng Giro d’Italia, thắng nhiều chặng Tour de France và đang được Jumbo-Visma giao vị trí tranh Áo vàng Tour de France năm nay. Nhưng anh quyết định dừng tất cả. Và Dumoulin không phải cua-rơ đầu tiên từ bỏ thi đấu sau khi gặp phải những khủng hoảng tâm lý.

Tay đua Tây Ban Nha Martín Bouzas là trường hợp kế tiếp

Khi còn là một tay đua xe đạp, tay đua Tây Ban Nha Martín Bouzas nhìn thấy bản thân trong hình ảnh của Dumoulin. Anh muốn giống thần tượng người Hà Lan, và cũng không thua kém Dumoulin về điều kiện. Bouzas cao tương đương Dumoulin – gần 1,90m, vóc dáng lêu nghêu, vẻ ngoài điềm tĩnh như không có chuyện gì, cũng từng vô địch một giải đua ở Tây Ban Nha khi còn trẻ và biết cách duy trì sự dẻo dai khi thi đấu.

“Tôi thấy những bức ảnh anh ấy đạp xe và so sánh với mình. Tôi tìm thấy những điểm tương đồng trong các cử chỉ mà chúng tôi thực hiện. Và…”, anh nói với giọng mỉa mai, nhuốm chút u sầu khi nói về việc cả hai cùng từ bỏ sự nghiệp sớm, “nhìn này, giờ thì Dumoulin đang bắt chước tôi”.

Martín Bouzas

Tìm được điểm chung trong suy nghĩ

Vài ngày trước, tại nhà riêng ở thành phố Rois của tỉnh Coruña, khi đang chuẩn bị cho kỳ thi tại chức, Bouzas đọc được thông tin: Lúc xin nghỉ thi đấu, Dumoulin nói với lãnh đội đua rằng anh suy nghĩ từ vài tháng. Cua-rơ Hà Lan bỏ đạp xe vì không biết liệu anh có thực sự muốn tiếp tục hay không và chỉ cần nói ra, Dumoulin cảm thấy như bỏ được gánh nặng cả tạ xuống khỏi vai mình. Đêm đó, sau một thời gian dài, Dumoulin chìm vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

“Đó chính xác là những gì tôi cảm thấy khi nói với lãnh đội Juanjo Oroz và huấn luyện viên Iosune Murillo của mình. Tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi đã suy ngẫm một thời gian dài, tôi thực sự muốn từ bỏ đua xe đạp. Thi đấu bây giờ không phải thú vui, mà là địa ngục. Sẽ có lúc bạn cảm thấy đủ”, Bouzas nói.

Nhận xét của những người xung quanh

Ramón Cid, HLV điền kinh, giải thích: Bouzas sống trong một “vương quốc” mà các vận động viên sống với phương châm “chào đón áp lực”. Cid nhắc lại, những tay đua xe đạp đạt đến ngưỡng tinh hoa đã làm tất cả khi còn trẻ để có được áp lực này.

Trải qua quá nhiều áp lực

Cả Giám đốc Oroz lẫn HLV Murillo hiểu lý do và chúc mừng Bouzas đưa ra quyết định dừng lại khi mới 22 tuổi. Họ biết, những người đua xe đạp chỉ nhận ra bản thân đã đau khổ thế nào khi kết thúc sự nghiệp. Trong thế giới của môn thể thao có tính cạnh tranh cao, các VĐV gặp hoang mang trong sự nghiệp sẽ bị HLV xếp loại như: “Tinh thần yếu” hoặc “Không chịu được áp lực”. HLV tìm cách giúp VĐV bằng cách cho họ gặp các nhà tâm lý học thể thao. Mục đích duy nhất là giúp VĐV tìm lại hiệu suất thi đấu tối đa.

Ý kiến từ chuyên gia

Tuy nhiên, các nhà sinh học cho rằng những HLV không bao giờ nhận thức rõ về cơ thể VĐV và rằng nguyên nhân đầu tiên của sự mệt mỏi là do buồn chán. Như trường hợp của Alberto Contador, tâm lý mệt mỏi và sự chán chường đã ảnh hưởng tới anh. Cua-rơ này từng vô địch cả ba Grand Tours – gồm hai lần Tour de France, hai gần Giro d’Italia và ba lần Vuelta à Espana, nhưng anh vẫn nghỉ hưu trước năm 33 tuổi.

Ngoài áp lực, các VĐV đỉnh cao còn luôn chịu đòi hỏi về sự thay đổi và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Nhà tâm lý học thể thao Pablo del Río giải thích: “Đó là thế giới các VĐV được ngưỡng mộ vì giành chiến thắng, không phải vì tính cách hay cách sống. Nhiều người tin rằng nếu họ không giành thắng lợi, khán giả sẽ ngừng yêu mình và từ đó bị quá tải”.

Từ giã sự nghiệp dù ở đỉnh cao

“Nghĩa vụ phải chiến thắng” và những trường hợp tương tự

Cả Bouzas lẫn Dumoulin không phải người đầu tiên quyết định từ bỏ đua xe. Trước đó, Julián Gorospe, Igor Anton… cũng đưa ra lựa chọn tương tự và đều bày tỏ, họ thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trên vai. Nghĩa vụ phải chiến thắng khiến nhiều người sợ hãi. Gorospe mất chiếc Áo Vàng Vuelta à Espana 1983 vào tay Bernard Hinault, nhưng thừa nhận thấy thoải mái sau giây phút thua cuộc. Anton thậm chí còn ăn mừng sau cú ngã ngay chân đèo Peña Cabarga ở Vuelta à Espana năm 2010. Sự cố khiến anh mất chiếc Áo Đỏ, nhưng về sau Anton thú nhận đêm đó anh ngủ như chưa từng được ngủ.

Adrien Costa – cua-rơ trẻ người Mỹ sinh năm 1997. Từng hoạt hai HC bạc giải trẻ thế giới – là một ví dụ khác. Anh nuôi tham vọng lớn và điên cuồng lao vào các buổi huấn luyện ở tuổi 19. Nhưng vào tháng 4/2017, ở ngưỡng 20 tuổi, Adrien Costa tuyên bố bỏ đua xe đạp.

Marcel Kittel, một cua-rơ vĩ đại người Đức. Từng 19 lần thắng các chặng trong Grand Tours. Từng giành HC đồng tại giải VĐTG…  Anh nghỉ hưu năm 2019, khi 31 tuổi. “Tôi kiệt sức, cả thể chất và tinh thần. Tôi không hạnh phúc, cũng không biết mình là ai”. Tay đua người Đức nhớ lại thời gian khủng hoảng cảm xúc.

Adrien Costa cũng nghỉ khi còn rất trẻ

Áp lực khiến không giấc ngủ an lành

Tại sao ngày càng nhiều VĐV từ bỏ đua xe đỉnh cao? Trung bình hơn 80 ngày đua trong một năm khiến họ không còn thời gian suy nghĩ. Cuộc sống là một chuỗi khoảnh khắc lặp lại và áp lực khi đua xe đạp. Căng thẳng luôn sẵn sàng nuốt chửng các cua-rơ.

“Cảm giác thật tuyệt khi tôi cuối cùng quyết định dành chút thời gian cho bản thân. Tôi thấy khó khăn với tư cách tay đua Tom Dumoulin. Kèm với nó là áp lực và kỳ vọng của nhiều người. Trước giờ tôi chỉ muốn điều tốt cho mọi người. Tôi muốn đội hài lòng. Tôi muốn các nhà tài trợ thoả mãn. Tôi muốn vợ và gia đình hạnh phúc… Nhưng tôi đã quên mất chính bản thân. Tôi muốn gì? Tôi có còn muốn đua xe không và đua vì cái gì?”, Dumoulin nói khi giải nghệ.

Bouzas có lúc phải tìm các nhà tâm lý học. Vì nghĩ tính cách cầu toàn của anh không phù hợp với đua xe đạp. Và chủ nghĩa hoàn hảo cuối cùng trở thành một nỗi ám ảnh. “Tôi nghĩ về mọi thứ, không biết làm thế nào ngừng lại. Các nhà tâm lý không giúp ích. Nỗi sợ hãi về việc không thể chiến thắng. Ap lực mà bản thân đặt ra. Ap lực từ bên ngoài, của những người xung quanh… đè nặng. Rồi tới khi vô địch tính giờ trẻ Tây Ban Nha, đáng ra tôi phải hạnh phúc. Nhưng tôi lại thấy như địa ngục”. Và vào ngày quyết định ngừng lại, Bouzas bắt đầu có được giấc ngủ bình yên, giống Tom Dumoulin.

Môn thể thao tốc độ hấp dẫn nhất hành tinh: Đua xe F1

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các môn thể thao, đa dạng thể loại. Đáp ứng đầy đủ sở thích của mọi người. Trong đó có một môn thể thao kịch tính và nghe thôi là đã thấy “mùi tiền” thoang thoảng đâu đây rồi. Bạn đã đoán ra đấy là môn thể thao gì chưa? Đó là đua xe F1, mọi người còn hay gọi nó là đua xe Công thức 1. Với những người đam mê thể thao tốc độ thì đua xe F1 chính là thiên đường dành cho họ. Đua xe F1 là môn thể thao sở hữu những góc cua hoàn hảo đốt mắt người xem. Những màn rượt đuổi tăng tốc. Những chiến thuật hay ho của những cái đầu lạnh đầy bản lĩnh. Tất cả đều hội tụ ở những màn đua tốc độ cao đỉnh nhất thế giới.

Các mũi tên bạc cũng là những sản phẩm chi tiết, tỉ mỉ và hoàn thiện nhất của khoa học. Bởi từ cải tiến từ chất liệu cấu tạo của những chiếc xe đua này đều được kết hợp từ những nghiên cứu tốt nhất của hiện tại. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về môn thể thao tốc độ nhất hành tinh này qua bài viết dưới đây.

Giải đua xe tốc độ cao đỉnh nhất thế giới

Giải đua xe đỉnh cao

Những đường cong mê hoặc, những pha nước rút đầy ngoạn ngoạn mục hay đỉnh cao của danh vọng và tiền tài biến môn đua xe Công thức 1 (F1) trở thành môn thể thao khoa học, tốc độ và hấp dẫn nhất hành tinh. Giải đua xe Công thức 1 (F1) là một trong những giải đấu thể thao hấp dẫn và nổi tiếng nhất hành tinh. Hàng năm, giải đấu được tổ chức ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục trên khắp thế giới. Quy tụ sự tham gia của những đội đua và vận động viên hàng đầu.

Mỗi mùa giải, 24 tay đua hàng đầu thế giới đại diện cho những hãng xe đình đám như Ferrari, Mercedes-Benz hay Renault cùng quy tụ tạo nên những màn đấu tốc độ nghẹt thở. Để tham dự giải đấu này, các đội đua cũng phải đầu tư những khoản chi phí khổng lồ lên tới hàng trăm triệu USD, biến F1 trở thành môn thể thao có kinh phí đắt đỏ nhất thế giới. Đổi lại, các tay đua và đội đua của họ cũng kiếm lại khoản lợi nhuận khổng lồ sau mỗi chặng đua. Theo tính toán, tổng số tiền thưởng mỗi năm đổ vào giải đấu này lên tới hàng tỷ USD.

Tốc độ cực đỉnh

Là môn thể thao tốc độ đồng hành song song với khoa học

Đua xe F1 được coi là môn thể thao đỉnh cao của tốc độ và danh vọng. Từ những pha nước rút lên tới 350km/h. Những pha bó cua đầy ngoạn mục. Những đường đua đẹp mê hồn đến số tiền khổng lồ mà các tay đua nhận được. Tất cả tạo nên môn thể thao đua xe nổi tiếng nhất thế giới hàng thập kỷ qua.

Tuy nhiên đi song song với tốc độ và nổi tiếng, hiểm họa đối với các tay đua cũng là không nhỏ khi điều khiển những “mũi tên bạc” phi đi với tốc độ khủng khiếp. Đó là lúc khoa học cần được vào cuộc. Sở dĩ môn thể thao này mang tên “Công thức 1” là bởi những chiếc xe đua, những bộ trang phục bảo hộ hay từng khúc cua nhỏ nhất trên đường đua đều được tính toán với sự chuẩn xác tuyệt đối.

Hiểm họa khôn lường

Có người mê F1 bởi đơn giản họ yêu tốc độ. Nhưng có những người đam mê nó bởi những đường cong đẹp mê hồn. Hay sự chính xác đến tuyệt đối mà khoa học mang lại. Tuy nhiên tất cả đều tựu chung lại để tạo nên môn thể thao đua xe số 1 hành tinh.