Thể thao khác

Stefanos Tsitsipas tràn đầy tự tin trước trận bán kết

Trận bán kết đơn nam đầu tiên của Roland Garros 2021 đã xác định được hai đối thủ nặng ký. Đó là cuộc đối đầu giữa 2 tay vợt thuộc thế hệ sau. Họ có phong độ tốt nhất trên mặt sân đất nện ở thời điểm hiện nay . Không ai khác chính là “Anh hùng thành Athens” Stefanos Tsitsipas và tay vợt 24 tuổi người Đức gốc Nga Alexander Zverev.

Có thể nói, cả hai đều là “Kẻ tám lạng, người nửa cân”. Tuy nhiên khi hướng đến trận bán kết đơn nam sắp tới, vẫn sẽ có người thắng kẻ thua. Nên dù gì thì “tám lạng” vẫn nặng hơn “nửa cân”, vì thế mà người hâm mộ nhân định “thế tám lạng” chắc hẳn sẽ là Tsitsipas. Dù xét cả về phong độ lẫn kỹ năng chơi bóng trên mặt sân đất nện , anh chàng này có nhiều ưu thế đối đầu trực tiếp hơn.

Stefanos Tsitsipas tràn đầy tự tin trước trận bán kết

Stefanos Tsitsipas đang tràn đầy tự tin do vừa có chiến thắng thứ 2 trước số 2 thế giới. Đó là Daniil Medvedev sau 8 lần đọ sức. “Thần Hy Lạp” càng thêm tự tin do trong chiến thắng 6-3, 7-6, 7-5. Anh đã đứng vững trước áp lực chưa từng thấy với 7 set point ở set 2.

Stefanos Tsitsipas tràn đầy tự tin trước trận bán kết

Rõ ràng số 5 thế giới đang hưng phấn hơn bao giờ hết, nhất là do năm trước, anh từng thắng tay vợt Nga Andrey Rublev ở tứ kết Pháp Mở rộng, trước lúc thua số 1 thế giới Novak Djokovic qua 5 set tại bán kết lần đầu tiên trong sự nghiệp ở Grand Slam sân đất nện.

Hơn nữa gần đây, tay vợt 22 tuổi đã chấm dứt thời gian dài chờ đợi danh hiệu Masters 1000 bằng ngôi vô địch tại Monte Carlo. Bây giờ mục tiêu mới của anh là vào chung kết Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp sau 2 trong 3 lần dừng bước tại bán kết trước Rafael Nadal ở Australian Open 2019 và Novak Djokovic tại Roland Garros 2020.

Cơ hội lên đỉnh của Tsitsipas thật sự không thấp do anh đang là một trong những tay vợt đánh sân đất nện ở châu Âu giỏi nhất với chuỗi 9 chiến thắng liên tiếp. Hạt giống số 5 từng vô địch tại Monte Carlo và Lyon, cũng như gây khó khăn cho Rafael Nadal tại chung kết Barcelona và Novak Djokovic ở tứ kết Rome Masters.

Alexander Zverev và hành trình đến bán kết dễ dàng

Về phần Alexander Zverev, anh xem ra là tay vợt có hành trình đến bán kết Roland Garros 2021 dễ dàng nhất. Do chỉ gặp 2 đối thủ ngoài Top 100 là Oscar Otte và Roman Safiullin. Cũng như 3 đối thủ ngoài Top 40 là Laslo Djere, Kei Nishikori và Alejandro Davidovich Fokina.

Alexander Zverev và hành trình đến bán kết dễ dàng

Xét về độ ổn định trên sân đất nện năm nay, tay vợt số 1 của Đức không bằng “Thần Hy Lạp”. Nhưng cũng có những kết quả ấn tượng tại Madrid Masters và Rome Masters. Đây là nơi anh vô địch giải trước nhờ thắng Rafael Nadal và Dominic Thiem. Còn giải sau vào đến tứ kết.

Tại các vòng bán kết Grand Slam, thành tích của Alexander Zverev hiện là 1-1. Anh thất bại trước Dominic Thiem ở Australian Open và thắng Pablo Carreno Busta tại US Open năm ngoái. Điều trùng hợp là set đầu của cả 2 trận đều có tỷ số 6-3.

Vào đến bán kết tới 3 trong 5 Grand Slam gần đây, số 6 thế giới xem ra rất biết cách thi đấu tại những giải lớn. Anh tiến bộ vượt bậc so với mấy năm qua. Đặc biệt không kém là tại ATP Acapulco đầu năm nay, chính anh chấm dứt chuỗi 5 chiến thắng của Tsitsipas tại chung kết với tỷ số 6-4 7-6. Chiến tích này có thể xua tan bóng ma thua “Thần Hy Lạp. Ở lần duy nhất đối đầu trên sân đất nện tại tứ kết Madrid Masters 2019 khiến Zverev không thể bảo vệ ngôi vô địch.

Nhận định về hai đối thủ

Xét về đối đầu, Stefanos Tsitsipas đang có ưu thế hơn với 5 thắng – 2 thua. Tuy nhiên, Zverev vẫn đầy hy vọng. Do “Thần Hy Lạp” toàn thua ở cả 3 bán kết Grand Slam trước đây.

Nhận định về hai đối thủ

Khi Zverv bước ra sân đấu đối mặt với Tsitsipas, đây sẽ lần thứ 8 họ đối đầu nhau. Nhưng lại chỉ mới là “lần đầu tiên ở đấu trường Grand Slam”. Trước đó, Tsitsipas từng 5 liên tiếp đánh bại đối thủ người Đức. Trong suốt giai đoạn từ trận tứ kết Canada Masters 2018 cho đến ATP Cup hồi đầu năm 2020. Tuy vậy, ở lần đối mặt đầu tiên và gần đây nhất. Tại Washington năm 2018 và Acapulco hồi đầu năm nay, chiến thắng lại thuộc về phía Zverev. Tsitsipas tạm thời dẫn 5-2.

Naomi Osaka gây sốc khi tuyên bố sẽ không tham dự bất kì họp báo nào

Từ trước đến nay, các giải đấu lớn thường tổ chức các họp báo trước và sau trận đấu. Các vận động viên thường dành một ít thời gian để tham gia họp báo này. Tuy nhiên, Naomi Osaka vừa khiến mọi người sốc khi cô tuyên bố sẽ không tham gia bất kì họp báo nào từ giải Roland Garros năm nay.

Ngay từ trước khi giải đấu diễn ra, Naomi Osaka đã tuyên bố cô sẽ không tham dự bất kì buổi họp báo sau trận. Bởi cô cảm thấy có nhiều vấn đề về tâm lý, mặt khác cô không được các phóng viên tôn trọng. Naomi Osaka  đã rất bức xúc vì một loạt câu hỏi ngoài chuyên môn sau những thất bại của cô ở các giải đấu trước. Cô cho rằng việc phải đối mặt với những câu hỏi như vậy đã ảnh hưởng tới tâm lý của bản thân.

Naomi Osaka tuyên bố không tham gia họp báo

Tay vợt nữ số 2 thế giới của tennis là Naomi Osaka vừa gây sốc cho ban tổ chức Roland Garros. Cô tuyên bố không dự bất cứ buổi họp báo nào tại giải năm nay.

Naomi Osaka tuyên bố không tham gia họp báo

Từng 4 lần vô địch Grand Slam, Naomi Osaka vừa gây sốc khi số 2 thế giới nữ tuyên bố sẽ không dự họp báo tại Roland Garros 2021. Với lý do không muốn ảnh hưởng đến tâm lý. Được biết bất cứ tay vợt nào bỏ họp báo ở Grand Slam đều bị phạt 20.000 đô la.

Tuy nhiên, ngôi sao Nhật trưởng thành ở Mỹ sẵn sàng nộp khoản phạt “có thể chấp nhận” này . Cô sẵn sàng để đổi lấy tâm lý thoải mái.

Trên Twitter, Osaka khẳng định: “Tôi viết ra  đây để cho biết mình sẽ không dự bất cứ cuộc họp báo nào ở Roland Garros.

Tôi thường cảm thấy người ta không quan tâm đúng mức tới tâm lý của VĐV. Và điều này là rõ ràng ở bất cứ lúc nào tôi dự họp báo hoặc tham gia họp báo. 

Chúng tôi thường ngồi đó và được hỏi những điều mà chúng tôi trả lời cả tỷ lần trước hoặc hỏi những thứ khiến chúng tôi hoang mang. 

Hơn nữa, mong đợi các VĐV trả lời sau khi họ vừa thua thì chẳng khác nào “ném đá xuống giếng”.”

Bỏ họp báo không lo về tiền phạt

Quan điểm của tay vợt từng 4 lần giành được danh hiệu Grand Slam đã nhận được sự đồng tình. Cụ thể là của tay vợt đàn chị Venus Williams. Huyền thoại quần vợt người Mỹ đã để lại bình luận: “Em gái à, cuộc sống này là của em. Hãy cứ sống như thế”.

Bỏ họp báo không lo về tiền phạt

Tuy nhiên, những nhà tổ chức thể thao lại không nghĩ như vậy. Họ luôn có những hình thức phạt khi các tay vợt từ chối hợp tác với giới truyền thông. Vào tháng 1, tay vợt người Mỹ Christian Harrison đã bị ATP phạt 3.000 USD. Sau khi anh từ chối một cuộc phỏng vấn bắt buộc trên sân tại Delray Beach Open. Đây là do bất đồng về việc đeo khẩu trang.

Trước đó, trang web về kinh doanh thể thao Sportico vừa tiết lộ trong 12 tháng qua. Tay vợt 23 tuổi này kiếm được 55,2 triệu đô la – một kỷ lục đối với VĐV nữ. Với khoản thu nhập đồ sộ này, số tiền phạt do không dự họp báo xem ra như muối bỏ biển.

Lên tiếng về việc bỏ họp báo của nữ vận động viên trẻ

Các Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) và WTA Tour chưa lên tiếng ngay về đòi hỏi của Osaka. Liên đoàn quần vợt Pháp (FFT) cũng cho biết chưa có bình luận nào ngay lúc này.

Nissin – hãng mì ống Nhật là một trong những tài trợ hàng đầu cho Osaka – thông báo: “Là nhà tài trợ, chúng tôi tôn trọng cảm xúc và ý kiến của VĐV. Tuy nhiên, chúng tôi không ở vị trí thích hợp để bình luận. Nhất là về quan điểm hoặc hành động của mỗi người.

Lên tiếng về việc bỏ họp báo của nữ vận động viên trẻ

Các hãng xe Nissan Motor, hãng hàng không All Nippon Airways. Đây là những nhà tài trợ khác của Osaka đều từ chối cho ý kiến.

Về phần cựu số 1 người Nhật, cô khẳng định ý kiến này không phải nhằm chống lại BTC Roland Garros. Cũng như lưu ý cô có quan hệ tốt với nhiều phóng viên. Osaka khẳng định cô chỉ mong các BTC giải xem xét góp ý này.

Spanish GP – Người bạn đồng hành cùng đua xe F1 tạo nên lịch sử

Với lịch sử hơn một trăm năm của môn thể thao đua xe tốc độ cao, đã có nhiều chặng đua góp mặt vào lịch sử của giải đấu đua xe Công thức 1. Đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng những vòng cua đẹp mắt, màn rượt đuổi kịch tính hay những cuộc vượt mặt không ngờ đã không còn là gì quá xa lạ với người hâm mộ. Thế nhưng với Spanish GP, đua xe F1 đã không còn đơn giản là một môn thể thao, mà nó đã trở thành người bạn đồng hành, cùng trải qua những thăng trầm và ghi lại dấu ấn những tay đua huyền thoại. Đến nay chặng đua này vẫn còn hoạt động, và Tây Ban Nha vẫn luôn tự hào là giải đấu tạo ra những màn đua lịch sử môn thể thao tốc độ của hành tinh.

Với những năm đồng hành cùng môn thể thao đua xe F1, Spanish GP đã ghi dấu nhiều màn chiến thắng ngoạn mục. Sau nhiều năm, giá trị của giải đấu ngày càng tăng cao trong lòng người hâm mộ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Spanish GP qua bài viết dưới đây để cùng hồi tưởng về những chiến tích đỉnh cao gắn liền với chặng đua này nhé.

Giá trị thời gian

Thể thao tốc độ đến với Tây Ban Nha từ hơn 100 năm trước. Từng cuộc đua vẫn luôn căng thẳng đến tận giây cuối cùng. Và cuộc đua tới đây cũng không phải ngoại lệ. Tuy giới hạn khán giả nhưng cuộc chiến danh hiệu không vì thế mà giảm đi sự căng thẳng của nó khi các tay đua giành lấy từng điểm một của nhau.

Arturo Mezario

Những cuộc đua đầu tiên

GP Tây Ban Nha là trong những giải đấu lâu đời nhất mà hiện vẫn đang được tổ chức trong lịch sử của bộ môn thể thao tốc độ. Cuộc đua đầu tiên diễn ra năm 1913 dưới cái tên RACE Grand Prix (Real Automóvil Club de España (RACE)), trên 1 đường đua đường phố dài 300 cây số ở Guadarrama, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Madrid.

Carlos de Salamanca là người chiến thắng sự kiện đó bằng 1 chiếc Roll-Royce. Sau đó 10 năm, cuộc đua thứ 2, với cái tên chính thức GP Tây Ban Nha được tổ chức trên đường đua Sitges-Terramar tại Stiges, phía nam thành phố Barcelona. Và Albert Divo cùng chiếc Sunbeam là người chiến thắng sự kiện này.

Địa điểm tổ chức tiếp tục được thay đổi do vấn đề về tài chính. Circuito Lasarte, nơi diễn ra San Sebastián Grand Prix trong những năm 20 của thế kỉ 20, là đường đua diễn ra Spanish Grand Prix kể từ năm 1927. Những cuộc đua không còn được tổ chức sau năm 1925 do cuộc nội chiến xảy ra. Năm 1946, đua xe trở lại với cái tên Penya Rhin Grand Prix trên đường phố ở Pedralbes, Barcelona.

Đường đua lịch sử

Kỉ nguyên F1 hiện đại đưa Tây Ban Nha vào lịch thi đấu vào năm 1951 tại Pedrables. Tại đây, Juan Manuel Fangio đã mang về chức vô địch thế giới đầu tiên của mình. Giải đấu xuất hiện lần cuối trên đường phố tại Pedrables vào năm 1954. Những năm còn lại sự kiện không diễn ra do vấn đề về tài chính.

Xe đua ở Spanish GP

RACE ủy quyền dài hạn cho 1 đường đua tại Jarama, phía Bắc Madrid, trong khi chính phủ Tây Ban Nha trang bị cho đường phố Montjuïc ở Barcelona với những nâng cấp đảm bảo an toàn. Hai địa điểm trên thay phiên nhau tổ chức từ năm 1968. Vụ tai nạn năm 1975 đã gạch tên Montjuïc ra khỏi địa điểm tổ chức cuộc đua. Năm 1982, giải đấu bị hủy do không đảm bảo an toàn cho cuộc đua.

Đường đua Permanente de Jerez hoàn thiện kịp thời cho lần tái xuất của Spanish Grand Prix trong mùa giải năm 1986, nơi mà Ayrton Senna chiến thắng Nigel Mansell sít sao với khoảng cách vè về đích chỉ 0,014 giây. Cuộc đua cuối tại Jerez với cái tên Spanish GP diễn ra vào năm 1990 (GP châu Âu vẫn được tổ chức tại đây vào năm 1994 và năm 1997).

Đường đua Spanish GP ngày nay

Circuit de Barcelona-Catalunya bắt đầu xây dựng vào năm 1989. Đường đua hoàn thành năm 1991. Và sự kiện được chuyển về nơi đây, cho đến tận bây giờ. Đây là 1 phần trong dự án phát triển cho Olympics Barcelona 1992. Năm 2013, cùng với Catalunya, Spanish GP dự kiến sẽ được tổ chức trên đường phố Valencia. Song điều này đã không xảy ra do những vấn đề về tài chính. Cuộc đua năm 2020 đã phải lùi lịch từ tháng 5 xuống tháng 8 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Đường đua

Số liệu về đường đua Circuit de Barcelona-Catalunya

Circuit de Barcelona-Catalunya có chiều dài 1 vòng chạy là 4,675 km với 16 góc cua tất cả. Mới đây, đường đua đã được sửa lại ở khu vực khúc cua thứ 10 nhằm tăng tính an toàn cho các tay đua. Tổng cộng 66 vòng đua. Với tổng 308,424 km là quãng đường mà các tay đua phải vượt qua. Hai khu vực DRS đã được thiết lập trên đường đua. Lần lượt nằm trên đoạn xuất phát và nằm giữa góc cua thứ 9 và thứ 10.

Những chất liệu bền nhất được lựa chọn cho chặng đua này. C1 cho lốp Hard, C2 cho lốp Medium và C3 cho lốp Soft. Chiến thuật lốp sẽ rất đa dạng. Trong cuộc đua năm 2020, nhà đương kim vô địch Hamilton chiến thắng với 2 lần vào pit. Sergio Perez về đích ở vị trí thứ 5 chỉ về pit 1 lần suốt cuộc đua. Trong khi Valtteri Bottas đứng thứ 3 trên bục podium lại có chiến thuật 3 dừng.

Chặng đua quay về thời điểm tháng 5 truyền thống. Thời tiết sẽ mát mẻ hơn so với năm trước. Đây cũng là lần đầu tiên thử nghiệm tiền mùa giải không diễn ra ở Tây Ban Nha từ năm 2014. Và với việc thay đổi mới của đường đua, các đội tới mà không có cơ hội thu thập thông tin về đặc điểm kĩ thuật mới nhất của chiếc xe.

Những màn đua nảy lửa

Những tay đua xuất sắc tại Circuit de Barcelona-Catalunya

Trong tất cả cuộc đua tại Circuit de Barcelona-Catalunya từ năm 2001, chỉ có 4 lần là người dành pole và người chiến thắng chặng là 2 người khác nhau. Hamilton hiện có 5 chiến thắng tại Spanish GP. Trong khi Micheal Schumacher hiện có 6. Đây là 1 cơ hội cho “mũi tên bạc” tiếp tục san bằng các kỉ lục và đồng thời bỏ xa đối thủ trên bảng xếp hạng.

Hay Verstappen sẽ tiếp tục bén duyên với đường đua này. Bởi tại đây, năm 2016 là nơi anh có chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp. Hoặc đến với sân nhà, Alonso – hai lần vô địch thế giới – sẽ đột phá trong cuộc đua tới đây. Đón xem Formula 1 Aramco Gran Premio De España 2021 vào 16h30 ngày 07/05 cho phiên chạy thử thứ nhất và 20h00 ngày 09/05 cho cuộc đua chính thức.

Điểm danh những chặng đua F1 nổi tiếng các tay đua cần chinh phục

Vào những năm trước rộ lên tin Việt Nam cũng sẽ sở hữu cho mình một đường đua F1 khiến người hâm mộ vô cùng trông chờ. Thế nhưng do dịch bệnh nên đã 2 năm liên tiếp chúng ta vẫn chưa tổ chức được chặng đua nào. Trên thế giới, những trận đua tốc độ đỉnh cao luôn luôn không thể thiếu các màn rượt đuổi kịch tính trên đường đua. Trong làng đua Công thức 1, chúng ta có thể kể đến những chặng đua nổi tiếng. Mỗi chặng lại có một đặc điểm riêng mang đến cảm giác chinh phục cao cho các tay đua trong mỗi lần phóng nhanh trên con đường đặc biệt ấy. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn điểm danh những chặng đua F1 nổi tiếng nhất hành tinh. Để bạn thưởng lãm vẻ đẹp của từng cái nhé.

Những chặng đua nổi tiếng nhất trong làng đua xe F1

Chặng đua đẹp

Cùng với các môn thể thao dành cho phái mạnh như bóng đá, tennis, võ thuật… Môn thể thao tốc độ nói chung và đua ô tô F1 nói riêng từ lâu đã chiếm được nhiều tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Sang 2020 tới đây, Việt Nam sẽ chính thức có đường đua nằm trong lịch trình thi đấu của F1. Chặng đua mang tên Việt Nam Grand Prix (Việt Nam GP) được đặt tại Hà Nội và đã được các đồng ý mọi thỏa thuận, chỉ chờ ngày công bố. Những chặng đua luôn là đề tài gây nhiều thích thú với người hâm mộ bởi sự đặc trưng và khác lạ của mỗi điểm tổ chức. Xin mời độc giả cùng chúng tôi điểm lại những đường đua được đánh giá đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới này.

Chặng đua Monte Carlo giải Monaco của Pháp

Chặng đua Monte Carlo

Công quốc Monaco xinh đẹp không chỉ được biết đến là nơi ăn chơi, hưởng lạc với những sòng bài và dịch vụ nghỉ dưỡng. Monaco còn sở hữu chặng đua đường phố hấp dẫn nhất giải F1 với chặng đua mang tên Monte Carlo. Đây là chặng đua diễn ra lâu đời nhất – từ năm 1929. Và cũng sở hữu vòng đua ngắn nhất với chiều dài chỉ 3,3 km.

Điểm thu hút của chặng đua này chính là những khúc cua uốn lượn quanh thành phố. Đường đua đi qua những sòng bạc nổi tiếng tại Monaco, cây cầu Mirabeau bắc qua sông Seine, những đường hầm và cảng biển nơi những chiếc du thuyền sang trọng cập cảng.

Chặng đua Albert Park giải Melbourn của Úc

Chặng đua Albert Park

Albert Park là dạng chặng đua đường phố. Nhưng có 1 điểm đáng chú ý là chặng đua này sẽ đua theo dạng vòng quanh công viên. Với chiều dài 5km mỗi vòng. Đường đua này có hơi hướng tương đồng với những đường đua phố biển như Valencia, Abu Dhabi hay Sochi. Khác với dạng đua trong đô thị chật hẹp, nhiều khúc cua như Monaco hay Singapore. Chặng đua này được tổ chức lần đầu năm 1996, và cũng là chặng đua mở màn cho mùa giải F1 hàng năm.

Chặng đua Baku City Circuit giải Baku của Azerbaijan

Chặng đua Baku City Circuit

Đây là chặng đua mới được tổ chức 3 năm gần đây, bắt đầu từ năm 2016. Chặng đua có chiều dài hơn 6000km/vòng đua. Baku là thủ đô của Azerbaijan, đất nước được mệnh danh là ngã tư của châu Âu. Nơi giao thoa giữa châu Âu và châu Á. Chặng đua này được thiết kế chạy vòng quanh những bảo tàng kiến trúc lịch sử và đương đại, cung điện Shirvanshar, tháp Maiden, tháp Lửa cũng với bộ ba tòa nhà chọc trời được chiếu sáng bằng đèn LED tượng trưng cho 1 thành phố giàu có về dầu mỏ.

Chặng đua Circuit Gilles Villeneuve giải Montreal của Canada

Chặng đua Circuit Gilles Villeneuve

Grand Prix Canada được tổ chức trên 1 hòn đảo nhân tạo ở giữa sông St Lawrence. Hòn đảo này có tên Notre Dame Island. Đường đua Gilles Villeneuve dài 4,4 km, đặc điểm của đó là 1 đoạn đường thẳng dài và ngắn xen kẽ, cùng những góc cua gắt và có tốc độ thấp. Người xem có thể dễ dàng hình dung sự tương đồng của đường đua này với đường đua Monte Carlo – Monaco với sự quoanh co, chật hẹp dễ khiến các tay đua trả giá.

Chặng đua Marinda Bay Street giải Vịnh Marinda của Singapore

Chặng đua Marinda Bay Street

Singapore là địa điểm duy nhất trên thế giới có đường đua công thức 1 vào ban đêm và cũng là giải đua trên đường phố châu Á duy nhất trong lịch sử Grand Prix. Các tay đua sẽ thi đấu dưới 1 vạn rưỡi bóng đèn cao áp hiện đại với ánh sáng như ban ngày. Đường đua Marina Bay Street Circuit được dựng trên các con phố quoanh vịnh Marina với 24 góc cua; tổng chiều dài đường đua là hơn 5000 km. Singapore Grand Prix bắt đầu hoạt động từ 31/8/2008.

Chặng đua Autodromo Hermanos Rodriguez giải Mexico city của Mexico

Chặng đua Autodromo Hermanos Rodriguez

Đây là đường đua được đặt theo tên 2 tay đua quá cố Ricardo và Pedro Rodriguez. Đường đua này có chiều dài 4304 km và cũng là đường đua cao nhất với độ cao 2285m so với mực nước biển. Chặng đua Autodromo Hermanos Rodriguez nằm ở phía đông nam thành phố Mexico. Trong công viên công cộng Magdalena Mixhuca Sport City. Mexico Grand Prix được diễn ra lần đầu năm 2015.

Chặng đua Yas Marina Circuit giải Abu Dhabi của UAE

Chặng đua Yas Marina Circuit

Đường đua Marina Bay Street Circuit được dựng trên các con phố quoanh vịnh Marina với 24 góc cua. Tổng chiều dài đường đua là hơn 5000 km. Singapore Grand Prix bắt đầu hoạt động từ 31/8/2008.

Chặng đua Sochi Autodrom giải Sochi của Nga

Chặng đua Sochi Autodrom

Russian Grand Prix bắt đầu được tổ chức lần đầu năm 2014 tại đường đua Sochi Autodrom – thành phố biển Sochi. Đường đua này có chiều dài 5848 km, nằm trên bờ biển Đen. Gần thị trấn nghỉ mát của Sochi. Đây là đường đua dài thứ tư trong lịch sử Công thức 1. Sau Spa-Francorchamp ở Bỉ, Baku Circuit ở Azerbaijan và Silverstone ở Anh.

Chặng đua Oporto Street Circuit giải Porto của Bồ Đào Nha

Chặng đua Oporto Street Circuit

Oporto Street Circuit là chặng đua được mệnh danh lãng mạng và thơ mộng nhất trong các đường đua tại Formula 1. Tuy nhiên vòng đua tại trung tâm thành phố Porto này đã ngừng tổ chức từ năm 1960 vì có quá nhiều tai nạn chết người và lỗi kĩ thuật xảy ra. Năm 2005, vòng đua này được rút ngắn chiều dài xuống 4800 km. Oporto Street Circuit đang dần hồi sinh khi tổ chức giải FIA WTCC Bồ Đào Nha. Người hâm mộ trên thế giới chắc hẳn cũng hy vọng chặng đua hấp dẫn này sẽ sớm được đưa vào bản đồ F1 trong tương lai.

Chặng đua Valencia Street Circuit giải Valencia của Tây Ban Nha

Chặng đua Valencia Street Circuit

Giống như Oporto Circuit, Valencia Street Circuit được xem là 1 trong những đường đua đẹp nhất của công thức 1. Tuy nhiên thành phố Valencia đã mất quyền tổ chức Grand Prix Tây Ban Nha vào tay thành phố Barcelona. Thành phố biển này đã không diễn ra bất kì chặng đua F1 nào kể từ năm 2013. Valencia Street Circuit có tổng chiều dài 5400 km bao gồm 25 khúc cua. Đi qua cầu cảng Valencia và những địa điểm nổi tiếng khác của thành phố.

Tổng kết

Sau khi xem qua và biết về những đặc điểm của từng chặng đua nổi tiếng bạn có suy nghĩ gì? Bạn cảm thấy đâu là chặng đua F1 đẹp nhất? Đâu có những vòng cua đẹp nhất? Đâu là chặng đua mà tay đua yêu thích của bạn chạm đỉnh vinh quang? Hãy để lại cho chúng tôi biết bằng cách bình luận dưới bài viết này nhé.

Tìm hiểu những cải tiến khoa học đỉnh cao trên đồ bảo hộ của tay đua F1

Môn thể thao tốc độ cao hấp dẫn nhất hành tinh với sự hội tụ của những phép tính khoa học chính xác nhất. Đua xe Công thức 1 là nơi người hâm mộ gửi gắm tình yêu với những màn đua gay cấn nhất lịch sử thể thao tốc độ. Mỗi trận đua diễn ra là một mức kinh phí khủng lại trình làng. Chính bởi vì thế nên đua xe Công thức 1 cũng được xem là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới. Mỗi chiếc xe đua hay bộ đồ bảo hộ của các tay đua F1 mặc trên người cũng là những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực đua tốc độ. Mà bạn biết rồi đấy, chạy theo nâng cấp khoa học chính là những khoản tốn kém mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng được.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đặc biệt dành “đất” cho những bộ đồ bảo hộ thần kì được thiết kế riêng để chống chịu với áp lực khủng khiếp của không khí ma sát khi các tay đua băng băng trên đường đua. Bạn biết được bao nhiêu thông tin về bộ đồ kì diệu này? Hãy cùng chúng tôi điểm qua ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Đồ bảo hộ F1 được thiết kế dành riêng cho tốc độ

Đồ bảo hộ

Để đảm bảo an toàn khi điều khiển “mũi tên bạc”, các tay đua F1 phải sử dụng những bộ trang phục bảo hộ. Được chế tạo riêng cho môn thể thao tốc độ và đầy mạo hiểm này.

Vào những năm đầu tiên khi F1 mới bắt đầu khởi tranh, các tay đua còn sử dụng những trang phục đơn thuần. Khi điều khiển những chiếc xe đạt tới tốc độ 300km/h mà không hề quan tâm tới vấn đề an toàn. Thế nhưng, một sự cố đã xảy ra vào năm 1976 khi chiếc xe của tay đua nổi tiếng Nicky Lauda bốc cháy. Từ đó, vấn đề bảo hộ cho các tay đua trong những trường hợp tương tự bắt đầu được quan tâm. Và thế là bộ áo liền quần có khả năng chống cháy trở thành trang phục bắt buộc dành cho các tay đua mỗi khi điều khiển “mũi tên bạc”.

Cấu tạo của đồ bảo hộ cho tay đua F1

Áo liền quần được may từ vải sợi Nomex. Loại vải được dệt tổng hợp gồm nhiều thành phần khác nhau để tạo nên độ bền cao, chắc chắn. Không thấm nước mềm và thoáng khí khi mặc. Chính việc phát minh ra loại vải này đã cứu mạng sống của nhiều lính cứu hỏa; phi công và các vận động viên đua xe thể thao. Các bộ trang phục bảo hộ được may từ nhiều lớp. Nó cũng liên tục được cải tiến bởi nhà sản xuất năm này qua năm khác nhằm bảo đảm tối đa sự an toàn cho các tay đua.

Những bộ đồ kì diệu

Chống cháy lên đến hơn 1000 độ C

Sau rất nhiều cải tiến và thử nghiệm mới; bộ áo liền quần của các tay đua F1 ngày nay có thể chịu nhiệt độ lên tới hơn 1000 độ C. Tức là lớn hơn cả nhiệt độ cao nhất mà các đám cháy gây ra. Sau mỗi đám cháy, bộ áo bảo hộ này là thứ đầu tiên cứu sống các tay đua. Theo tính toán, khi mặc quần áo bảo hộ; họ có ít nhất 11 giây để nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy. Mà không chịu bất cứ ảnh hưởng nào bởi nhiệt độ bên ngoài.

Thiết bị an toàn HANS

Bên cạnh bộ quần áo bảo hộ; một thiết bị an toàn khác mà các tay đua bắt buộc phải sử dụng là HANS. Nó chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Về cơ bản, Hans là một miếng tựa vai được làm từ vật liệu cacbon. Miếng tựa cacbon này được nối liền với mũ bảo hiểm. Để khi nếu có xảy ra tai nạn, HANS sẽ làm giảm đi phần lớn chấn thương cho cổ. Bằng cách hạn chế tối đa chuyển động mạnh xảy ra với đầu các tay đua khi có va chạm lớn. Theo tính toán, HANS làm giảm 46% khoảng cách di chuyển của cổ và giảm 86% lực tác động vào đốt sống. Có thể nói, đây là một thiết kế ngoạn mục đối với các tay đua nói riêng. Và môn thể thao đua xe F1 nói chung.

HANS

Mũ bảo hiểm được chế tạo kĩ càng

Bên cạnh quần áo bảo hộ và HANS; một thứ không thể thiếu và được coi là quan trọng nhất với các tay đua chính là chiếc mũ bảo hiểm. Được chế tạo kĩ càng và trải qua những giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Với khả năng chịu lực cực tốt và chịu nhiệt lên đến 800 độ C. Mũ bảo hiểm là thiết bị mang lại sự an toàn cao nhất trong môn đua xe Công thức 1.

Vật liệu chế tạo mũ

Được chế tạo từ 17 lớp vật liệu. Từ lớp vành làm bằng magie. Đai làm từ titan siêu nhẹ đến màng lọc sợi cacbon. Tất cả đều phải thiết kế một cách hoàn hảo để đảm bảo tối đa sự an toàn cho các tay đua. Không chỉ chứa nhiều lớp vật liệu; những chiếc mũ bảo hiểm còn phải được thiết kế làm sao để giảm thiếu tối đa khối lượng của nó. Qua đó tạo cảm giác tốt nhất trong quá trình thi đấu. Theo tính toán; những chiếc mũ bảo hiểm được sử dụng trong môn đua xe F1 ngày nay có khối lượng khoảng 1,25 kg.

Mũ bảo hiểm F1

Hệ thống nâng cấp của mũ

Bên cạnh khả năng chịu va đập và chịu nhiệt hoàn hảo. Những chiếc mũ bảo hiểm còn được trang bị hệ thống thông gió và cấp khí được thiết kế hết sức khoa học. Bề mặt kính chắn gió chỉ dày 3mm để đảm bảo nhãn lực cho các tay đua. Nhưng vẫn phải đạt đến độ chắc chắn tuyệt đối. Ngoài ra, mỗi chiếc mũ còn được trang bị hệ thống cách âm tuyệt đối. Cùng một màn hình nhỏ để các tay đua nắm được chặng đua và quãng đường của mình.

Không chỉ là thiết bị mang tính chất bảo vệ; những chiếc mũ bảo hiểm còn là thứ để khán giả nhận ra các tay đua. Những tay đua F1 được quyền quyết định hình thức chiếc mũ bên ngoài. Để tạo nên đặc trưng riêng cho mình. Hoặc đơn giản hơn là chèn lên đó những biển quảng cáo.

Sprint Qualifying được kì vọng mang lại làn gió mới trong đua xe F1

Với tình trạng ngày càng nhiều những thể loại thể thao mới ra đời, nhất là mục Thể thao Điện tử (Esport) vô cùng mới lạ và thu hút thì những môn thể thao đã có từ lâu đời dễ rơi vào tình trạng “thiếu vắng người theo dõi”. Điển hình trong đó là hạng mục đua xe F1. Bởi vì những cách thức đua đã được quy định từ rất lâu, lịch sử của môn thể thao này cũng ghi dấu rất nhiều chặng đua kinh điển. Thế nhưng một sự thật là lượng người theo dõi đua xe F1 ngày càng giảm. Bất cứ gì cũng phải cải tiến để trở nên hấp dẫn hơn, và đua xe F1 cũng vậy. Hạng mục “Sprint Qualifying” được tạo ra và được kì vọng sẽ mang lại làn gió mới trong đua xe F1.

Trước tình hình khó khăn như hiện nay, nếu muốn tồn tại và phát triển, các môn thể thao ngoài trình diễn được khả năng đỉnh cao, còn phải thực sự thu hút được người xem yêu thích. “Phân hạng nhanh” Sprint Qualifying được tạo ra nhằm nhắm đến các phân mục khán giả yêu thích đua xe F1 nhưng có ít thời gian theo dõi. Liệu mô hình này có thành công như mong đợi?

Thể thức thi Sprint Qualifying

Trong giai đoạn tiếp theo của mùa giải F1 năm 2021 sẽ chứng kiến sự thay đổi mới đáng chú ý về cách thức tổ chức một chặng đua, với sự ra mắt của lượt chạy Phân hạng nhanh (Sprint Qualifying) mới. Sự thử nghiệm này nhằm mang đến một trải nghiệm F1 phong phú mới mẻ hơn cho người hâm mộ. Dưới đây là những thông tin chi tiết về Sprint Qualifying sắp tới sẽ được đưa vào áp dụng.

Đường đua F1

Sprint Qualifying kéo dài tầm 30 phút

Sprint Qualifying sẽ được tổ chức dưới dạng một cuộc đua ngắn với quãng đường khoảng hơn 100 km. Kéo dài trong 25-30 phút. Nó được thiết kế để mang đến cuộc đua ngắn nhưng có nhịp độ nhanh với những chiếc xe thể hiện hết khả năng của mình mà không yêu cầu phải pit-stop. Điểm thưởng sẽ được trao cho top 3 tay đua xuất sắc nhất. 3 điểm cho người chiến thắng. 2 điểm cho vị trí thứ 2 và 1 điểm cho người đứng hạng 3.

Nhận cúp khi chiến thắng

Đặc biệt sẽ không có lễ ăn mừng podium bởi vinh dự đó sẽ là đặc quyền cho ba tay đua nhanh nhất trong Grand Prix ngày Chủ nhật. Tuy nhiên cũng giống như sau lượt chạy phân hạng khi tay đua giành pole được nhận một chiếc lốp Pirelli với kích cỡ nhỏ hơn như 1 giải thưởng ghi nhận thành tích ở khu vực Parc Ferme (khu vực trong pit-lane mà các chiếc xe đỗ sau khi kết thúc lượt chạy phân hạng và cuộc đua chính); người chiến thắng Sprint Qualifying sẽ nhận được “cúp” với tinh thần tương tự.

Thứ tự về đích của cuộc đua Sprint Qualifying sẽ là vị trí xuất phát cho các tay đua trong cuộc đua quan trọng ngày Chủ nhật – Grand Prix, với thể thức không đổi. Thủ tục xuất phát trước thềm Sprint Qualifying sẽ được rút gọn đi. Giới truyền thông và khách mời vẫn được xuất hiện trên vạch xuất phát. Tất nhiên là chỉ khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Nhưng ban tổ chức sẽ không cử quốc ca của quốc gia tổ chức Grand Prix giống ngày Chủ nhật.

Vai trò của Sprint Qualifying

Vai trò của Sprint Qualifying

Lượt chạy kéo dài trong 1 giờ đồng hồ. Được chia thành Q1, Q2 và Q3 đã chứng kiến không ít bất ngờ trong nhiều năm qua, tiếp tục là một phần không thể thiếu của một chặng đua. Lượt chạy này theo hình thức mới sẽ được chuyển sang tổ chức thứ 6. Mang lại sự hứng thú lớn hơn từ người hâm mộ cũng như các đội đua ngay từ ngày thi đấu đầu tiên của chặng đua.

Theo kế hoạch lượt chạy sẽ được tổ chức muộn hơn so với thông thường nhằm phục vụ người hâm mộ phải làm việc các ngày trong tuần. Luật về lốp sử dụng cũng sẽ thay đổi khi các tay đua sẽ chỉ được phép chạy lốp Soft cho lượt chạy phân hạng. Chính vì thế, họ sẽ được tự do lựa chọn lốp xuất phát cuộc đua ngày Chủ nhật thay vì phải chạy lốp họ sử dụng để vượt qua Q2.

Các lượt chạy Practice có những điều chỉnh gì?

Sẽ chỉ có hai lượt chạy Free Practice kéo dài 1 tiếng cho mỗi lượt. FP1 sẽ diễn ra vào thứ 6, thời gian muộn hơn do lượt chạy phân hạng sau đó cũng được đẩy lùi xuống. Tại đây mỗi đội sẽ được dùng 2 bộ lốp trong tổng số 12 bộ cho cả chặng. Đã bị giảm 1 bộ so với hiện tại do tổng thời gian chạy trong 3 ngày được rút ngắn lại.

Phân tích hiệu năng

Là cuộc đua ngắn

Họ phải để dành riêng cho lượt chạy phân hạng 5 bộ Soft và cuộc đua chính 2 bộ tuỳ theo lựa chọn. Dự kiến các đội sẽ dùng một bộ Hard để set-up cơ bản cho xe. Và một bộ Medium/Soft để phân tích hiệu năng xe. Các chiếc xe sẽ vào giai đoạn Parc Ferme. Giống như niêm phong xe; không được điều chỉnh/ thay đổi những chi tiết quan trọng trên xe sau FP1. Và sẽ được “thả” cho FP2, diễn ra vào sáng thứ 7.

Lốp xe được sử dụng

Họ được phép sử dụng một bộ lốp tuỳ chọn ở lượt chạy này. Sau đó xe được tiếp tục vào trạng thái Parc Ferme trước thềm Sprint Qualifying trước khi vào môi trường “cách ly” cho đến cuộc đua chính ngày Chủ nhật. Nếu FP1 hay Phân hạng diễn ra trong điều kiện ẩm ướt; các đội sẽ có thêm 1 bộ lốp Intermediate nhưng phải trả bộ đã qua sử dụng trước Sprint Qualifying. Nếu trời mưa trong Sprint Qualifying; các đội sẽ phải trả lại một bộ lốp Intermediate đã sử dụng sau khi kết thúc để đổi lấy một bộ lốp mới.

Phân tích Parc Ferme chi tiết

Luật cấm các đội thay đổi các thành phần/chi tiết quan trọng của xe trong Parc Ferme. Để ngăn chặn ý đồ thiết kế một chiếc xe “chuyên” đua phân hạng. Cũng như giới hạn thời gian làm việc để chuẩn bị cho xe trong ngày kế tiếp. Tuy nhiên luật vẫn cho phép thay đổi một vài chi tiết đối với cấu trúc xe. Để lượt chạy FP2 trở nên hiệu quả hơn. Danh sách đầy đủ các chi tiết sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất.

Điều chỉnh phanh

Đua xe Sprint Qualifying

Vì lý do an toàn, các đội có thể thay thế phần ma sát khi hãm phanh với một chi tiết mới. Tương tự với cái được sử dụng trong Phân hạng và Sprint Qualifying trước thềm cuộc đua chính. Ống phanh (brake ducts) cũng được thay thế. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh hệ thống làm mát động cơ (power unit). Và hộp số nếu nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi đáng kể. Tăng/giảm ít nhất 10 độ C dựa trên dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ về thời tiết được FIA phê duyệt. Việc phân bổ khối lượng được điều chỉnh.

Các chi tiết khác

Nếu cánh gió bị hư hại trong Sprint Qualifying mà đội đua không còn dự trữ phần cánh gió phiên bản mới nhất nào. Họ có thể sử dụng phiên bản cũ hơn mà không phải nhận án phạt. Nếu thay đổi từ trước thời điểm đó, bất kể là phiên bản cũ hay mới cũng sẽ phải chịu phạt. Thời gian giữa lượt chạy Phân hạng và Sprint Qualifying, các đội được phép thay đổi hoặc điều chỉnh các bộ phận; chi tiết của hệ thống treo – lò xo và bộ giảm chấn. Hoặc thay đổi camber (góc bánh xe), TOE (độ chụm/choãi). Hoặc chiều cao của hệ thống treo được quy định trong Điều 10.3 của Quy chuẩn kỹ thuật.

Sprint Qualifying được kỳ vọng trong tương lai

Sprint Qualifying được kỳ vọng trong tương lai

FIA và F1 dự kiến thử nghiệm hình thức đua mới trong 3 chặng mùa giải 2021. Trong đó có 2 chặng châu Âu và một chặng ở khu vực khác. Sự kiện đầu tiên ra mắt Sprint Qualifying là tại trường đua Silverstone, Anh vào giữa tháng 7. Sau đó theo những tin đồn, Monza và Interlagos là hai địa điểm còn lại được lựa chọn. Đây đều là những trường đua tốc độ cao. Sẽ giúp ích rất nhiều để mô hình này có thể “toả sáng”.

Nếu thử nghiệm thành công, ý tưởng tương lai là sẽ áp dụng ở một số chặng đua thay vì ở tất cả Grand Prix. Tất cả sẽ còn được quyết định phụ thuộc vào phản hồi từ các bên trong thời gian tới. Hy vọng sự thay đổi này sẽ mang đến một điều mới mẻ. Bởi làng đua xe F1 thế giới hiện đang dần trở nên “kém sức hút” với khán giả.

Monaco GP là trái tim của giải đấu đua xe tốc độ cao F1

Môn thể thao nào cũng có nơi biểu tượng. Dùng để tượng trưng mà chỉ cần nhắc đến nó thôi là chúng ta sẽ tự động nhớ đến hình ảnh môn thể thao ấy. Trên thế giới có nhiều môn thể thao khác nhau, gắn với từng môn cũng có rất nhiều địa điểm nổi tiếng. Và với những tay đua đam mê tốc độ của đường đua F1, thì Monaco trở thành trái tim của giải đấu đua xe tốc độ cao mà mọi người biết đến. Lịch sử của đường đua F1 cũng đã được hình thành rất lâu trong tâm trí của người yêu thể thao nói chung và người hâm mộ đua xe F1 nói riêng. Tất cả đều nhất trí đồng ý rằng Monaco GP là một giải đua xe quan trọng nhất, là trọng điểm của đua xe F1 thế giới.

Ngày nay nhiều đường đua, giải đua F1 đã được tổ chức rộng khắp thế giới. Thế nhưng trong trái tim người hâm mộ, Monaco GP vẫn mãi là khởi nguồn của niềm đam mê tốc độ. Cùng Báo Thể Thao 24h tìm hiểu thông tin về Monaco GP và những điều liên quan đến đua xe F1 trong bài viết dưới đây nhé.

Thông tin sơ lược về Monaco

Đường đua Monaco

Trong thể thao, nhắc tới bóng đá, hình ảnh đầu tiên mà mọi người nghĩ tới sẽ là sân vận động Wembley tại London. Còn đối với bộ môn tennis, đó sẽ là sân Centre Court tại Wimbledon. Và với F1, chúng ta không thể không nhắc tới Monaco.

Grand Prix de Monaco hay Monaco GP là một sự kiện F1 thường niên vào cuối tháng 5. Đây là giải đấu hào nhoáng và danh giá nằm trong “Triple Crown of Motorsport” cùng với giải Indianapolis 500 và Le Mans. Cho tới thời điểm hiện tại, Graham Hill là người duy nhất hoàn thành được Triple Crown. Juan Pablo Montoya và Fernando Alonso là 2 tay đua hiện vẫn đang thi đấu và đã hoàn thành 2 trong tổng số 3 sự kiện.

Antony Noghès là người sáng lập Monaco GP vào năm 1929. Ông còn là người đề nghị áp dụng cờ ca rô khi kết thúc cuộc đua. Do những cuộc đua mang tên Grand Prix ngày một nhiều hơn, Association Internationale des Automobiles Clubs Reconnus (AIACR – tên gọi đầu tiên của FIA) đã quyết định cuộc đua quan trọng nhất của các câu lạc bộ ô tô quốc gia trực thuộc được gọi là International Grand Prix, hay Grandes Épreuves.

Con đường lịch sử của Monaco

Đường đua lịch sử

Năm 1933, Monaco chính thức xếp ngang hàng với GP Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha. Monaco GP năm 1993 cũng là cuộc đua đầu tiên áp dụng phương pháp phân hạng bằng thời gian thay vì bốc thăm như trước đó. Sự kiện năm 1949 đã bị hủy do cái chết của Hoàng tử Louis đệ nhị. Cuộc đua tiếp tục vào năm 1950 khi kỉ nguyên F1 hiện đại bắt đầu. Sau 4 năm không được tổ chức, Monaco GP trở lại vào năm 1955, bắt đầu cho chuỗi 65 năm liên tiếp cuộc đua được tổ chức.

Kỉ nguyên của Graham Hill

Những năm 60 của thế kỉ trước là kỉ nguyên của Graham Hill. Ông có tất cả 5 chiến thắng tại Monaco. Và được mệnh danh là “Mr. Monaco” (Quý ngài Monaco); hay “King of Monaco” (Nhà vua xứ Monaco). Bao gồm: 3 năm liên tiếp từ năm 1963 đến năm 1965, năm 1968 và chiến thắng cuối cùng trong sự nghiệp của ông vào năm 1969.

Là đường đua của Alain Prost và Ayrton Senna

Trong những năm từ năm 1984 đến năm 1993 là thời đại của 2 tay đua được cho là tài năng nhất khi ấy. Đó là Alain Prost và Ayrton Senna. Senna hiện là người có nhiều chiến thắng nhất tại Monaco GP. Với 5 lần liên tiếp từ năm 1989 đến năm 1993. Và Prost chỉ có tổng cộng 4 chiến thắng. Với 3 lần liên tiếp từ năm 1984 đến năm 1986 và năm 1988.

Ayrton Senna

Năm 2020 không được tổ chức

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, FIA thông báo Monaco GP 2020 sẽ được lùi lịch để phòng chống sự lây lan của vi-rút. Nhưng cùng ngày sau đó, câu lạc bộ ô tô quốc gia trực thuộc của Monaco – Automobile Club de Monaco – xác nhận rằng cuộc đua đã bị hủy. Khiến năm 2020 là lần đầu tiên mà Grand Prix không được tổ chức ở Monaco.

Đường đua đồng hành cùng những tay đua huyền thoại

Circuit de Monaco là đường đua nằm trên đường phố của Monte Carlo và La Condamine. Đường đua được sử dụng trong 2 tuần trong tháng 5 cho Monaco GP của F1, Monaco ePrix vào các năm lẻ và Historic Grand Prix of Monaco vào các năm chẵn. Diễn biến của dịch Covid-19 cũng đã khiến Historic Grand Prix of Monaco hoãn cho đến tháng 4 năm 2021.

Là một đường đua trên đường phố. Kiểu dáng có lẽ không hề được thay đổi từ cuộc đua đầu tiên năm 1929. Tổng cộng đã có 6 lần chỉnh sửa để đảm bào an toàn cho cuộc đua. Hiện nay, đây là đường đua có chiều dài 1 vòng đua ngắn nhất trên lịch F1. Chỉ 3,337 km, và có tổng cộng 19 góc cua.

Ghi dấu nhiều tay đua huyền thoại

Các tay đua sẽ phải hoàn thành 78 vòng đua với tổng quãng đường là 206,286 km. Duy nhất 1 khu vực DRS được FIA thiết lập cho đường đua này tại đoạn thẳng xuất phát/về đích. Thời gian 1 vòng chạy nhanh nhất là 1 phút 14,26 giây do Max Verstappen thiết lập năm 2018.

Đường đua lý tưởng

Loại hợp chất mềm nhất – C5 – sẽ được ra mắt trong bộ lốp Soft cho chặng đua tới đây. Cùng với đó là C3 cho lốp Hard và C4 cho lốp Medium. Monaco là nơi có chiều dài 1 vòng ngắn nhất, tốc độ trung bình thấp nhất, tốc độ qua những góc cua chậm nhất và những góc cua nối tiếp nhau liên tục. Do đó, những bộ lốp mềm hơn sẽ nhanh chóng được làm nóng tới nhiệt độ hoạt động lí tưởng.

Chặng đường sắp tới

Cuộc đua sắp tới sẽ có sự khác biệt khi phiên đua thứ 6 truyền thống được rời sang thứ 5. Một đợt nghỉ lễ của các ngân hàng diễn ra trùng với thời điểm diễn ra Monaco GP. Cuộc đua không diễn ra vào thứ 6 sẽ là cơ hội cho các cửa hàng; các doanh nghiệp cũng như các khách sạn có thể bổ sung hàng hóa; nhu yếu phẩm khi đường phố không được sử dụng cho cuộc đua giúp họ hoạt động tối đa năng suất trong suốt 4 ngày bận rộn sắp tới.

Chặng đường sắp tới của Monaco GP

Một cuộc đua mang tính biểu tượng như Monaco GP sẽ là cơ hội tốt để kỉ niệm những điều đặc biệt. Đối với đội đua McLaren; những chiếc xe của họ sẽ được khoác lên bộ “đồng phục” khác. Thiết kế với 2 màu là màu cam và màu xanh đặc trưng của đối tác chiến lược Gulf Oil. Bước vào cuộc đua Grand Prix thứ 750; 100 người hâm mộ may mắn của đội đua Williams được lựa chọn sẽ có tên trên chiếc FW43B cuối tuần này.

Chờ đợi những chiến thắng

Cuộc đấu giữa Lewis Hamilton và Max Verstappen sẽ tiếp tục diễn ra. Cả hai đều có thể giành chiến thắng khi mà người còn lại giành vị trí pole. Nhưng mọi chuyện sẽ khác ở Monaco. Đường phố chật hẹp hơn so với đường đua khác. Cho nên việc vượt lên sẽ rất khó khăn. Vậy nên ai thể hiện tốt trong phiên phân hạng và xử lí tốt hơn ở khúc cua đầu tiên của cuộc đua sẽ có lợi thế rất lớn.

Từ giã sự nghiệp làm tay đua xe đạp đỉnh cao vì chịu nhiều áp lực

Trong tất cả các ngành nghề, ở đâu cũng tồn tại áp lực công việc. Áp lực khiến cuộc sống của mỗi người trở nên căng thẳng và khó khăn hơn rất nhiều. Người bình thường đã như thế, những vận động viên hay tuyển thủ chuyên nghiệp cũng vậy. Trong thể thao, áp lực vô hình là rất lớn. Áp lực tập luyện, áp lực thành tích, tất cả mọi thứ khiến quá trình chạm đến đỉnh vinh quang trở nên chông gai và quá nhiều thử thách. Môn đua xe đạp đỉnh cao có thể là một ví dụ điển hình cho tình trạng áp lực này. Ngày càng có nhiều tay đua từ bỏ đường đua vinh quang của mình dù đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Tâm lý con người trở nên yếu ớt khi chúng ta lo sợ. Áp lực từ những cuộc đua khiến những tay đua này cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Chính vì thế nên từ giã đường đua cũng là một hành động không hề nghi ngờ gì cũng sẽ sớm xảy ra. Nhưng đáng chú ý là ngày càng nhiều những trường hợp giống thế. Nó khiến chúng ta không thể không nhìn lại tình trạng thật sự của các tay đua hiện đang gặp phải.

Tom Dumoulin tuyên bố giã từ sự nghiệp đua xe đạp

Tom Dumoulin

Ngày càng nhiều tay đua quyết định từ bỏ sự nghiệp do gặp khủng hoảng tâm lý và những áp lực từ các cuộc đua xe đạp. Cuối tháng 1/2021, Tom Dumoulin bất ngờ tuyên bố chia tay sự nghiệp đua xe đạp và ngay lập tức rời trại huấn luyện của đội Jumbo-Visma. Tay đua người Hà Lan công bố quyết định không lâu sau khi được giao vị trí thủ lĩnh của đội ở Tour de France 2021. Trong làng đua xe đạp đỉnh cao, Dumoulin từng đoạt Áo hồng Giro d’Italia, thắng nhiều chặng Tour de France và đang được Jumbo-Visma giao vị trí tranh Áo vàng Tour de France năm nay. Nhưng anh quyết định dừng tất cả. Và Dumoulin không phải cua-rơ đầu tiên từ bỏ thi đấu sau khi gặp phải những khủng hoảng tâm lý.

Tay đua Tây Ban Nha Martín Bouzas là trường hợp kế tiếp

Khi còn là một tay đua xe đạp, tay đua Tây Ban Nha Martín Bouzas nhìn thấy bản thân trong hình ảnh của Dumoulin. Anh muốn giống thần tượng người Hà Lan, và cũng không thua kém Dumoulin về điều kiện. Bouzas cao tương đương Dumoulin – gần 1,90m, vóc dáng lêu nghêu, vẻ ngoài điềm tĩnh như không có chuyện gì, cũng từng vô địch một giải đua ở Tây Ban Nha khi còn trẻ và biết cách duy trì sự dẻo dai khi thi đấu.

“Tôi thấy những bức ảnh anh ấy đạp xe và so sánh với mình. Tôi tìm thấy những điểm tương đồng trong các cử chỉ mà chúng tôi thực hiện. Và…”, anh nói với giọng mỉa mai, nhuốm chút u sầu khi nói về việc cả hai cùng từ bỏ sự nghiệp sớm, “nhìn này, giờ thì Dumoulin đang bắt chước tôi”.

Martín Bouzas

Tìm được điểm chung trong suy nghĩ

Vài ngày trước, tại nhà riêng ở thành phố Rois của tỉnh Coruña, khi đang chuẩn bị cho kỳ thi tại chức, Bouzas đọc được thông tin: Lúc xin nghỉ thi đấu, Dumoulin nói với lãnh đội đua rằng anh suy nghĩ từ vài tháng. Cua-rơ Hà Lan bỏ đạp xe vì không biết liệu anh có thực sự muốn tiếp tục hay không và chỉ cần nói ra, Dumoulin cảm thấy như bỏ được gánh nặng cả tạ xuống khỏi vai mình. Đêm đó, sau một thời gian dài, Dumoulin chìm vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

“Đó chính xác là những gì tôi cảm thấy khi nói với lãnh đội Juanjo Oroz và huấn luyện viên Iosune Murillo của mình. Tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi đã suy ngẫm một thời gian dài, tôi thực sự muốn từ bỏ đua xe đạp. Thi đấu bây giờ không phải thú vui, mà là địa ngục. Sẽ có lúc bạn cảm thấy đủ”, Bouzas nói.

Nhận xét của những người xung quanh

Ramón Cid, HLV điền kinh, giải thích: Bouzas sống trong một “vương quốc” mà các vận động viên sống với phương châm “chào đón áp lực”. Cid nhắc lại, những tay đua xe đạp đạt đến ngưỡng tinh hoa đã làm tất cả khi còn trẻ để có được áp lực này.

Trải qua quá nhiều áp lực

Cả Giám đốc Oroz lẫn HLV Murillo hiểu lý do và chúc mừng Bouzas đưa ra quyết định dừng lại khi mới 22 tuổi. Họ biết, những người đua xe đạp chỉ nhận ra bản thân đã đau khổ thế nào khi kết thúc sự nghiệp. Trong thế giới của môn thể thao có tính cạnh tranh cao, các VĐV gặp hoang mang trong sự nghiệp sẽ bị HLV xếp loại như: “Tinh thần yếu” hoặc “Không chịu được áp lực”. HLV tìm cách giúp VĐV bằng cách cho họ gặp các nhà tâm lý học thể thao. Mục đích duy nhất là giúp VĐV tìm lại hiệu suất thi đấu tối đa.

Ý kiến từ chuyên gia

Tuy nhiên, các nhà sinh học cho rằng những HLV không bao giờ nhận thức rõ về cơ thể VĐV và rằng nguyên nhân đầu tiên của sự mệt mỏi là do buồn chán. Như trường hợp của Alberto Contador, tâm lý mệt mỏi và sự chán chường đã ảnh hưởng tới anh. Cua-rơ này từng vô địch cả ba Grand Tours – gồm hai lần Tour de France, hai gần Giro d’Italia và ba lần Vuelta à Espana, nhưng anh vẫn nghỉ hưu trước năm 33 tuổi.

Ngoài áp lực, các VĐV đỉnh cao còn luôn chịu đòi hỏi về sự thay đổi và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Nhà tâm lý học thể thao Pablo del Río giải thích: “Đó là thế giới các VĐV được ngưỡng mộ vì giành chiến thắng, không phải vì tính cách hay cách sống. Nhiều người tin rằng nếu họ không giành thắng lợi, khán giả sẽ ngừng yêu mình và từ đó bị quá tải”.

Từ giã sự nghiệp dù ở đỉnh cao

“Nghĩa vụ phải chiến thắng” và những trường hợp tương tự

Cả Bouzas lẫn Dumoulin không phải người đầu tiên quyết định từ bỏ đua xe. Trước đó, Julián Gorospe, Igor Anton… cũng đưa ra lựa chọn tương tự và đều bày tỏ, họ thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trên vai. Nghĩa vụ phải chiến thắng khiến nhiều người sợ hãi. Gorospe mất chiếc Áo Vàng Vuelta à Espana 1983 vào tay Bernard Hinault, nhưng thừa nhận thấy thoải mái sau giây phút thua cuộc. Anton thậm chí còn ăn mừng sau cú ngã ngay chân đèo Peña Cabarga ở Vuelta à Espana năm 2010. Sự cố khiến anh mất chiếc Áo Đỏ, nhưng về sau Anton thú nhận đêm đó anh ngủ như chưa từng được ngủ.

Adrien Costa – cua-rơ trẻ người Mỹ sinh năm 1997. Từng hoạt hai HC bạc giải trẻ thế giới – là một ví dụ khác. Anh nuôi tham vọng lớn và điên cuồng lao vào các buổi huấn luyện ở tuổi 19. Nhưng vào tháng 4/2017, ở ngưỡng 20 tuổi, Adrien Costa tuyên bố bỏ đua xe đạp.

Marcel Kittel, một cua-rơ vĩ đại người Đức. Từng 19 lần thắng các chặng trong Grand Tours. Từng giành HC đồng tại giải VĐTG…  Anh nghỉ hưu năm 2019, khi 31 tuổi. “Tôi kiệt sức, cả thể chất và tinh thần. Tôi không hạnh phúc, cũng không biết mình là ai”. Tay đua người Đức nhớ lại thời gian khủng hoảng cảm xúc.

Adrien Costa cũng nghỉ khi còn rất trẻ

Áp lực khiến không giấc ngủ an lành

Tại sao ngày càng nhiều VĐV từ bỏ đua xe đỉnh cao? Trung bình hơn 80 ngày đua trong một năm khiến họ không còn thời gian suy nghĩ. Cuộc sống là một chuỗi khoảnh khắc lặp lại và áp lực khi đua xe đạp. Căng thẳng luôn sẵn sàng nuốt chửng các cua-rơ.

“Cảm giác thật tuyệt khi tôi cuối cùng quyết định dành chút thời gian cho bản thân. Tôi thấy khó khăn với tư cách tay đua Tom Dumoulin. Kèm với nó là áp lực và kỳ vọng của nhiều người. Trước giờ tôi chỉ muốn điều tốt cho mọi người. Tôi muốn đội hài lòng. Tôi muốn các nhà tài trợ thoả mãn. Tôi muốn vợ và gia đình hạnh phúc… Nhưng tôi đã quên mất chính bản thân. Tôi muốn gì? Tôi có còn muốn đua xe không và đua vì cái gì?”, Dumoulin nói khi giải nghệ.

Bouzas có lúc phải tìm các nhà tâm lý học. Vì nghĩ tính cách cầu toàn của anh không phù hợp với đua xe đạp. Và chủ nghĩa hoàn hảo cuối cùng trở thành một nỗi ám ảnh. “Tôi nghĩ về mọi thứ, không biết làm thế nào ngừng lại. Các nhà tâm lý không giúp ích. Nỗi sợ hãi về việc không thể chiến thắng. Ap lực mà bản thân đặt ra. Ap lực từ bên ngoài, của những người xung quanh… đè nặng. Rồi tới khi vô địch tính giờ trẻ Tây Ban Nha, đáng ra tôi phải hạnh phúc. Nhưng tôi lại thấy như địa ngục”. Và vào ngày quyết định ngừng lại, Bouzas bắt đầu có được giấc ngủ bình yên, giống Tom Dumoulin.

Môn thể thao tốc độ hấp dẫn nhất hành tinh: Đua xe F1

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các môn thể thao, đa dạng thể loại. Đáp ứng đầy đủ sở thích của mọi người. Trong đó có một môn thể thao kịch tính và nghe thôi là đã thấy “mùi tiền” thoang thoảng đâu đây rồi. Bạn đã đoán ra đấy là môn thể thao gì chưa? Đó là đua xe F1, mọi người còn hay gọi nó là đua xe Công thức 1. Với những người đam mê thể thao tốc độ thì đua xe F1 chính là thiên đường dành cho họ. Đua xe F1 là môn thể thao sở hữu những góc cua hoàn hảo đốt mắt người xem. Những màn rượt đuổi tăng tốc. Những chiến thuật hay ho của những cái đầu lạnh đầy bản lĩnh. Tất cả đều hội tụ ở những màn đua tốc độ cao đỉnh nhất thế giới.

Các mũi tên bạc cũng là những sản phẩm chi tiết, tỉ mỉ và hoàn thiện nhất của khoa học. Bởi từ cải tiến từ chất liệu cấu tạo của những chiếc xe đua này đều được kết hợp từ những nghiên cứu tốt nhất của hiện tại. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về môn thể thao tốc độ nhất hành tinh này qua bài viết dưới đây.

Giải đua xe tốc độ cao đỉnh nhất thế giới

Giải đua xe đỉnh cao

Những đường cong mê hoặc, những pha nước rút đầy ngoạn ngoạn mục hay đỉnh cao của danh vọng và tiền tài biến môn đua xe Công thức 1 (F1) trở thành môn thể thao khoa học, tốc độ và hấp dẫn nhất hành tinh. Giải đua xe Công thức 1 (F1) là một trong những giải đấu thể thao hấp dẫn và nổi tiếng nhất hành tinh. Hàng năm, giải đấu được tổ chức ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục trên khắp thế giới. Quy tụ sự tham gia của những đội đua và vận động viên hàng đầu.

Mỗi mùa giải, 24 tay đua hàng đầu thế giới đại diện cho những hãng xe đình đám như Ferrari, Mercedes-Benz hay Renault cùng quy tụ tạo nên những màn đấu tốc độ nghẹt thở. Để tham dự giải đấu này, các đội đua cũng phải đầu tư những khoản chi phí khổng lồ lên tới hàng trăm triệu USD, biến F1 trở thành môn thể thao có kinh phí đắt đỏ nhất thế giới. Đổi lại, các tay đua và đội đua của họ cũng kiếm lại khoản lợi nhuận khổng lồ sau mỗi chặng đua. Theo tính toán, tổng số tiền thưởng mỗi năm đổ vào giải đấu này lên tới hàng tỷ USD.

Tốc độ cực đỉnh

Là môn thể thao tốc độ đồng hành song song với khoa học

Đua xe F1 được coi là môn thể thao đỉnh cao của tốc độ và danh vọng. Từ những pha nước rút lên tới 350km/h. Những pha bó cua đầy ngoạn mục. Những đường đua đẹp mê hồn đến số tiền khổng lồ mà các tay đua nhận được. Tất cả tạo nên môn thể thao đua xe nổi tiếng nhất thế giới hàng thập kỷ qua.

Tuy nhiên đi song song với tốc độ và nổi tiếng, hiểm họa đối với các tay đua cũng là không nhỏ khi điều khiển những “mũi tên bạc” phi đi với tốc độ khủng khiếp. Đó là lúc khoa học cần được vào cuộc. Sở dĩ môn thể thao này mang tên “Công thức 1” là bởi những chiếc xe đua, những bộ trang phục bảo hộ hay từng khúc cua nhỏ nhất trên đường đua đều được tính toán với sự chuẩn xác tuyệt đối.

Hiểm họa khôn lường

Có người mê F1 bởi đơn giản họ yêu tốc độ. Nhưng có những người đam mê nó bởi những đường cong đẹp mê hồn. Hay sự chính xác đến tuyệt đối mà khoa học mang lại. Tuy nhiên tất cả đều tựu chung lại để tạo nên môn thể thao đua xe số 1 hành tinh.

Trận chung kết đầy bất ngờ với sự tranh đấu của Anastasia và Krejcikova

Ngày thi đấu thứ 12 của Roland Garros tiếp tục diễn ra vô cùng căng thẳng và kịch tính. Người hâm mộ lại tiếp tục chứng kiến những bất ngờ đến từ các tay vợt mới. Trận chung kết đã lựa chọn được hai đối thủ nặng ký nhất cả giải. Đáng ngạc nhiên, cả hai đều là những tay vợt có thứ hạng rất thấp. Tại vòng đơn nữ, Anastasia Pavlyuchenkova (Nga) và Barbora Krejcikova (CH Séc) đã xuất sắc vượt qua trận bán kết. Họ trở thành cặp đấu đầu tiên đi đến trận chung kết ở nội dung đơn nữ Roland Garros 2021. Đây có thể xem là cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của 2 tay vợt này. Bởi đây là lần đầu tiên họ giành được quyền vào chơi trận tranh chức vô địch của một giải Grand Slam.

Trận chung kết bất ngờ với hai đối thủ mới

Như một thói quen, Roland Garros 2021 tiếp tục gây sốc cho làng tennis đến ngày thứ 12 liên tiếp. Diễn biến trận chung kết đơn nữ thành cuộc so tài lạ lẫm. Với giữa tay vợt không được xếp hạt giống và hạt giống gần như bét bảng, hạng 31/33.

Trận chung kết bất ngờ với hai đối thủ mới

Barbora Krejcikova giành quyền vào chung kết đơn nữ Roland Garros 2021 sau chiến thắng Maria Sakkari 7-5, 4-6, 9-7. Đây là một trận đấu đặc sắc vì nhiều lý do. Không đơn giản vì là cuộc so tài giữa hai tay vợt lần đầu dự bán kết Grand Slam.

Trước hết, tỷ số phần nào cho thấy độ quyết liệt của trận đấu và 3 giờ 18 phút. Đây chính là thời gian dài nhất của một trận bán kết Pháp Mở rộng trong kỷ nguyên Mở.

Kế đến, hạt giống số 18 Sakkari dừng bước duy trì xu thế ngày nào cũng có “chiếu trên” bị loại của Pháp Mở rộng mùa này!

Không chỉ như vậy, Krejcikova chẳng những ngược dòng xuất sắc ở set 3 khi bị dẫn trước 5-3, mà còn cứu được match point trước lúc thắng chung cuộc.

Một chi tiết thú vị nữa: Krejcikova không mạnh ở nội dung đơn và hiện xếp hạng 33 thế giới, nhưng lại là chuyên gia đánh đôi hiện xếp thứ 7 và từng chiếm số 1 thế giới năm 2018.

Ở trận chung kết, tay vợt 25 tuổi người Séc Krejcikova sẽ tranh ngôi hậu với hạt giống số 31 Anastasia Pavlyuchenkova, tay vợt 29 tuổi là người “già” nhất trong 8 tay vợt dự tứ kết Pháp Mở rộng năm nay.

Anastasia Pavlyuchenkova – tia hy vọng cho tennis Nga

Barbora Krejcikova sẽ lần đầu tiên đối mặt Anastasia Pavlyuchenkova ở chung kết Roland Garros 202. Cả hai sẽ cùng tranh danh hiệu Grand Slam đơn nữ đầu tiên.

Anastasia Pavlyuchenkova - tia hy vọng cho tennis Nga

Sau 52 kỳ tham dự các giải Grand Slam, đây là lần đầu tiên tay vợt người Nga lọt vào chung kết. Cô giành quyền đấu trận chung kết Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp khi thắng Tamara Zidansek 7-5, 6-3.

Vậy là sau 14 năm kể từ lần đầu dự Grand Slam năm 2007, Pavlyuchenkova không chỉ lần đầu được dự bán kết. Mà còn vào đến chung kết tại một giải thể thao lớn như Roland Garros 2021. Hành trình đến với trận chung kết Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của Pavlyuchenkova rõ ràng quá dài. Cô phải đợi đến Grand Slam thứ 52, cô mới tìm được đường đến trận chiến cuối cùng.

Thành tích ngoạn mục này đưa Anastasia Pavlyuchenkova trở thành người Nga đầu tiên vào chung kết đơn nữ ở giải Grand Slam kể từ sau khi Maria Sharapova thua Serena Williams ở chung kết Australian Open 2015.

Trận chung kết đơn nữ Roland Garros 2021 giữa Barbora Krejcikova và Anastasia Pavlyuchenkova sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 12/6.